Mỗi người đều hy vọng nhận được sự tôn trọng của người khác, cũng hy vọng nhận được sự tôn trọng của quỷ thần. Rốt cuộc là những người như thế nào mới xứng đáng nhận được sự vinh hạnh đặc biệt này đây? “Duyệt vi thảo đường bút kí” có đề cập đến mấy loại người, chúng ta hãy đọc thử, xem xem có ở trong số đó hay không.
“Duyệt vi thảo đường kí” có ghi chép rằng, viên ngoại Cố Đức Mậu nói ông ta là minh vương của Đông Nhạc, những lời mà ông ta nói cũng rất có đạo lý. Trước đây ở nhà Cầu Văn Đạt, ông ấy nói rằng:
“Trong địa phủ rất xem trọng những bậc trung trinh liệt nữ, nhưng cũng có phân thành đẳng cấp. Hoặc vì tình cảm trai gái, hoặc vì gia sản nhà chồng kếch xù, nên có phần lưu luyến mà không tái giá, là thuộc hạ đẳng; có nảy sinh cảm tình với người khác nhưng có thể dùng lễ nghĩa để mà khắc chế bản thân, là thuộc trung đẳng; lòng như giếng khô, không nảy sinh những cơn sóng cảm tình, không tham luyến vinh hoa phú quý, đói rét cũng không màng, cũng không so tính thiệt hơn, là thuộc thượng đẳng.
Những người như vậy trong nghìn người cũng không dễ có được một người. Nếu là người như vậy, quỷ Thần cũng sinh tâm kính ngưỡng. Một ngày kia, trong địa phủ truyền rằng có một tiết phụ đã đến, Diêm Vương thần thái nghiêm trang cùng với các âm quan đều ăn mặc chỉnh tề, đứng dậy nghênh đón. Chỉ thấy một bà cụ già dáng vẻ rất mệt mỏi đi đến, chân bà dường như đang bước lên bậc thang. Mỗi bước một cao hơn, đợi đến khi bước đến Diêm Vương điện, bỗng từ nóc điện đi lên, không biết đã đi đâu rồi. Diêm Vương kinh ngạc nói: ‘Người này đã thăng thiên rồi, không ở trong cõi ma quỷ của chúng ta nữa’”.
Cố Đức Mậu lại nói: “Hiền thần cũng chia làm ba đẳng, những người sợ chế độ pháp luật là thuộc vào hạ đẳng, yêu thanh danh khí tiết là thuộc về trung đẳng, lòng trung với triều đình, chỉ một lòng vì nước vì dân, không màng họa phúc vinh nhục là thuộc hàng thượng đẳng”.
Ông ấy còn nói: “Địa phủ vốn rất căm ghét những kẻ vì cầu danh cầu lợi mà tranh mà đấu, cho rằng kết thảy mọi tội ác trên thế gian đều từ đây mà sinh ra. Vậy nên luôn khiến cho loại người này không được như ý muốn, khiến cho cái được của họ chẳng bằng với cái mất. Lòng người càng xảo trá, thì an bài của quỷ Thần cũng càng tinh xảo”.
Lại nói: “Chế độ pháp lệnh nơi âm gian cũng giống như phẩm hạnh khí tiết của của các bậc Thánh hiền thời Xuân Thu vậy, luôn có thiện ý giúp đỡ người khác. Quân tử vì cố chấp phiến diện của bản thân mà tổn hại sự việc nào đó, cũng sẽ bị ghi chép lại làm thành khuyết điểm; tiểu nhân có một chuyện gì mà làm có lợi cho người khác, cũng phải dùng chút thiện báo để báo đáp y. Con người thế gian vốn không hiểu được đạo lý này, vậy nên luôn luôn hoài nghi nhân quả báo ứng có những lúc không ứng nghiệm”.
Những chuyện được đề cập ở trên, có lẽ không được tường tận rõ ràng cho lắm, nhưng cũng đủ để cho chúng ta thức tỉnh, biết nên làm người như thế nào rồi.
Theo Epochtimes.com