Tinh Hoa

Ba câu chuyện về xem bói và đạo lý ‘thiện hữu thiện báo’

Người lương thiện, tích đức hành thiện thì chẳng những khiến ma quỷ phải nể sợ không dám quấy nhiễu, mà còn có phúc báo và thay đổi vận mệnh đời mình. Dưới đây là ba câu chuyện minh chứng cho điều này.

Nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui. (Ảnh: Internet)

Câu chuyện thứ nhất: Ma quỷ không dám quấy nhiễu người đức hạnh

Thầy tướng Tôn Vĩnh là người Giang Tây, giỏi về xem phong thủy, thông hiểu tướng số. Khi ấy, Ngự Sử Điền Công đang rảnh rỗi tại quê nhà, bên cạnh ngôi nhà ông đang ở còn có một ngôi nhà khác bị hồ ly quấy phá, đã một thời gian dài không có ai dám ở. Ngự Sử đã từng tự mình cầu an mấy lần mà không có hiệu quả.

Một ngày nọ, ông mời Tôn Vĩnh đến xem quẻ, đến khi trời tối, Ngự Sử để cho Tôn Vĩnh ở lại ngôi nhà bên cạnh đó. Hơn nữa còn bảo người nhà đến đêm khuya âm thầm quan sát. Đêm hôm đó, người nhà Ngự Sử nghe được trên lầu có tiếng nói nhỏ:

“Thầy tướng đức hạnh có thần linh phù hộ, hiện giờ đang ở đây, không được quấy nhiễu!”.

Ngự Sử ngày hôm sau không nói rõ nguyên nhân, lệnh cho Tôn Vĩnh cùng gia quyến của ông chuyển về trong ngôi nhà đó ở. Đến đêm hôm đó, lại nghe thấy tiếng nói nhỏ: “Có Thầy tướng đức hạnh ở đây lâu dài, ta nên tránh xa”.

Quả nhiên, từ đó ngôi nhà trở nên bình yên, không còn chuyện gì kỳ quái xảy ra nữa.

Sau đó, Ngự Sử từ từ khấu đầu hỏi rõ sự tình, Tôn Vĩnh trầm ngâm một hồi rồi nói: “Ta nhìn thấy quấy nhiễu ngôi nhà này là một người chết trẻ có tướng mạo nghèo khổ, liền khuyên anh ta hãy thông hiểu thiên ý, làm việc thiện tích đức, chế ngự được cái ác thì sẽ có số mệnh tốt, khuyên anh ta để tạo phúc thì đừng tham lam lợi ích vật chất. Ba mươi năm nay đều như vậy, rất nhiều người đều nghe xong lời khuyên của ta, mà xoay chuyển tai họa thành phúc phận, là nguyên nhân này!”

Ngự Sử chợt tỉnh ngộ nói: “Tiên sinh dùng thuật dụng tâm khuyên người, có thể cảm thông với người khác, họ hóa ra là kính trọng đức hạnh chứ không phải là kính trọng tước vị! Ta rất lấy làm hổ thẹn!”.

Sau này hai người con của Tôn Vĩnh đỗ đạt làm quan ở Hương Tiến, còn Tôn Vĩnh hưởng thọ 80 tuổi.

Câu chuyện thứ hai: Quân Bình – cao nhân ẩn dật

Quân Bình nói với La Xung: “Tôi có thừa mà tiên sinh chưa có đủ, tại sao người chưa đủ lại đến cung phụng người có thừa?”.

Nghiêm Quân Bình – cao nhân ẩn dật triều đại Nhà Hán làm nghề xem tướng số tại thành phố Thành Đô. Hàng ngày ông đều xem bói cho rất nhiều người, luôn luôn răn dạy mọi người về tín nghĩa trung hiếu.

Mỗi ngày kiếm được một trăm đồng, cảm thấy tiền đã đủ dùng, ông liền đóng cửa hiệu, và chuyên tâm đọc “Lão Tử”.

Dương Hùng lúc còn trẻ đi theo ông học tập, đã nói: “Đức hạnh của Quân Bình tiên sinh đủ để ngăn chặn lòng tham, khuyên nhủ người đời, cũng giống như những người sống ẩn dật thời xưa”.

La Xung người nước Thục chuẩn bị xe ngựa, y phục, lương thực, khuyên Nghiêm Quân Bình làm quan. Quân Bình nói: “Tôi có thừa mà tiên sinh chưa có đủ, tại sao người chưa đủ lại đến cung phụng người có thừa?”.

La Xung nói: “Trong nhà của ta có nhiều vàng bạc, mà tiên sinh một chút lương thực để giành cũng không có, sao có thể nói là có thừa đây?”.

Quân Bình nói: “Tôi đã từng ở nhà tiên sinh, thấy ngài ngày đêm vội vã mà đạt được những thứ ấy, chưa có lúc nào thấy thỏa mãn. Hiện tại tôi xem bói, không cần xuống giường mà tiền cũng đến, còn dư thừa mấy trăm, bụi bám dày một tấc, không biết dùng làm gì. Rõ ràng là tôi có thừa mà tiên sinh thì chưa có đủ“.

Quân Bình cũng đã từng xúc động nói: “Tài vật của ta sẽ làm tăng thương tổn tinh thần của ta, danh tiếng của ta cũng lại giết chết ta”. Sau này, Quân Bình sống đến hơn 90 tuổi mới qua đời.

Câu chuyện thứ ba: Từ Ngang cải biến vận mệnh

Nhờ hành thiện tích đức, Từ Ngang đã thay đổi được vận mệnh của mình, có cuộc sống sung túc đến hết đời. (Ảnh minh họa: Internet)

Từ Ngang người Dương Châu, mùa xuân năm nọ đến kinh thành ứng thi, trong thành có Vương thầy tướng xem bói rất chuẩn. Từ Ngang nghe nói vậy cũng đến coi xem, Vương thầy tướng nói: “Nhìn tướng mặt ngươi mà xem, mệnh của ngươi không có con”. Sau khi Từ Ngang thi đỗ, được phái đến Tây An làm quan.

Trên đường đi, Từ Ngang đã mua một cô gái rất xinh đẹp với ý định muốn lấy cô làm vợ bé. Từ Ngang hỏi han hoàn cảnh gia đình cô gái, cô trả lời:

“Cha của thiếp làm quan tại Mỗ Địa, nhưng đã qua đời từ mấy năm trước. Quê nhà xảy ra thiên tai, đói kém, một toán cướp đã đem thiếp bán vào kinh thành”.

Từ Ngang nghe xong cảm thấy thương cảm cho thân phận cô gái, bỏ ý định lấy cô làm thiếp, đem văn tự bán mình của cô gái đốt đi.

Đến Tây An, Từ Ngang lựa chọn một chàng trai tài đức rồi cưới gả cho cô gái giống như cho con gái đi lấy chồng vậy. Hết thời hạn đảm nhiệm chức vụ ở Tây An, Từ Ngang trở về kinh thành, Vương thầy tướng sau ghi gặp Từ Ngang ngạc nhiên nói:

“Từ biệt mấy năm, tướng mạo ngài đã biến đổi rất nhiều, “đoạn tử tướng” (tướng không có con) đã cải biến thành “đa tử tướng” (tướng có nhiều con), nhất định là ngài đã tích được đại âm đại đức rồi”. Không lâu sau, vợ của Từ Ngang lần lượt sinh hạ được năm người con trai, cuộc sống sung túc đến hết đời.

*****

Trong Kinh dịch có nói: “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương” (Tạm dịch: nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương). Vậy nên đạo lý “thiện ác hữu báo” từ ngàn đời nay vừa là để khích lệ vừa là khuyên răn người đời.

Theo Daikynguyenvn