Phòng tắm là một nơi có không gian riêng tư và giúp thư giãn sau cả ngày làm việc mệt mỏi. Nhiều người thường có thói quen thoải mái làm những điều mình thích ví dụ như xem phim, nghe nhạc, hay trang điểm trong phòng tắm v…v nhiều thói quen tưởng chừng vô hại nhưng thực ra lại ảnh hưởng rất không tốt cho sức khỏe.
Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất, phòng tắm là một không gian riêng tư, nơi tất cả mọi người đã trở nên quen với các cách thức và thói quen của riêng mình. Tuy nhiên, có nhiều thói quen phổ biến lại gây tác hại to lớn hơn bạn nghĩ.
Bạn đang tìm kiếm giải pháp khắc phục những thói quen đó? Hãy xem qua 9 thói quen trong phòng tắm dưới đây và xem mình có thể thay đổi như thế nào để sống lành mạnh hơn!
1. Kiểm tra email công việc trong bồn tắm
Phòng tắm không phải là nơi để nhắn tin, tweet hoặc lướt email công việc. Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên là có tới 39% số người đã gọi điện cho bạn bè, đối tác, cha mẹ hoặc thậm chí là đồng nghiệp khi đang tắm.
Bỏ qua một thực tế là không ai trong số các đồng nghiệp của bạn sẽ đánh giá cao việc bạn gọi cho họ khi đang ở trong phòng tắm, và cũng không ai muốn được tường thuật trực tiếp việc tắm của bạn, thì có hai lý do chính mà bạn nên đặt điện thoại hoặc máy tính bảng của mình bên ngoài phòng tắm.
Thứ nhất, nếu bạn đang thư giãn, mải mê ngâm mình trong bồn tắm đầy xà phòng ấm áp, thì bạn sẽ hiếm khi muốn (hoặc cần) kiểm tra công việc hay những thứ khác trên web. Điều quan trọng là phải ngắt kết nối và tận hưởng khoảng thời gian không đụng đến đồ điện tử. Ngoài ra, bạn sẽ không muốn bị rơi điện thoại vào bồn tắm đâu!
Còn nữa, phòng tắm không hoàn toàn là một không gian đảm bảo vệ sinh để kết nối mạng. Điện thoại sẽ tự động tích tụ vi khuẩn trong quá trình bạn sử dụng chúng hàng ngày; bạn có thực sự muốn nghĩ đến loại vi khuẩn mà nó sẽ tích tụ khi ở trong phòng tắm không?
2. Để vòi nước chảy khi đang đánh răng
Thói quen xấu này có lẽ phổ biến hơn bạn nghĩ. Để vòi nước chảy trong khi đang chải răng có vẻ không lãng phí quá nhiều nước, nhưng hãy tưởng tượng bạn đang lãng phí bao nhiêu nước mỗi tháng, hàng tuần hoặc thậm chí cả năm! Hơn nữa, hãy tưởng tượng có bao nhiêu người khác cũng làm điều tương tự – như vậy sẽ có rất nhiều nước bị lãng phí.
Tắt vòi khi chải răng là một hành động thân thiện với môi trường hơn là để nước chảy thẳng xuống miệng ống thoát nước. Chỉ mất một giây để bật và tắt vòi nước. Hơn nữa, thay đổi hành vi này có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản nho nhỏ trong hóa đơn tiền nước của bạn.
3. Để nắp toilet mở khi xả nước
Thói quen xấu này không chỉ phổ biến, mà còn là một mối nguy hại tiềm tàng trong phòng tắm. Để nắp toilet mở khi xả nước không những dễ khiến phòng tắm nhanh chóng trở nên lộn xộn, mà điều này cũng làm cho phòng tắm của bạn rất không hợp vệ sinh.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã phát hiện ra rằng việc xả nước toilet khi đang mở nắp có thể làm bắn các hạt nước ra khỏi toilet với khoảng cách gần 2m. Điều này có nghĩa là với một lần xả nước, các vi khuẩn cứng đầu có thể văng ra được đến các góc xa nhất trong phòng tắm của bạn… nghĩ thôi cũng đã thấy sợ rồi. Đóng nắp lại giúp ngăn nước bị bắn ra ngoài, giảm đáng kể nguy cơ vi khuẩn từ toilet thoát ra gây ô nhiễm không gian phòng tắm.
4. Rửa tay không đúng cách
Có lẽ tất cả chúng ta đều đã từng nhìn thấy một người nào đó không rửa tay sau khi đi vệ sinh và rồi sau đó đưa bàn tay không vệ sinh đó chạm vào tay nắm cửa. Nhưng, bạn có biết rằng thậm chí những người có rửa tay nhưng rửa không đúng cách còn phổ biến hơn như vậy nữa không?
Rửa tay không chỉ đơn thuần là để tay dưới vòi nước lạnh đang chảy, mà là phải làm ướt tay, sau đó thoa xà phòng và hãy đảm bảo rằng bạn thoa đều khắp tay, chà kỹ để đảm bảo mọi ngóc ngách trong tay bạn đều được làm sạch, trước khi rửa sạch xà phòng dưới vòi nước ấm.
Cuối cùng, lau tay bằng khăn khô, hoặc khăn giấy sạch, hay cho tay vào máy sấy tay và đảm bảo chúng khô hoàn toàn trước khi rời khỏi phòng tắm!
5. Phơi khăn
Bạn có thể sẽ bất ngờ khi biết khăn tắm cũng có thể là nơi sản sinh vi khuẩn. Treo khăn trên móc là một việc làm đặc biệt tai hại, vì độ ẩm hay lượng xà phòng còn sót lại lúc lau có thể còn nằm trên khăn. Đây là nơi hoàn hảo cho vi khuẩn và cả nấm mốc sinh sôi nảy nở.
Cách tốt nhất để làm khô khăn sau khi sử dụng là trải rộng trên một thanh treo khăn hoặc trên bộ tản nhiệt hong khăn tắm. Không nên treo khăn nhăn nhúm, như vậy khăn mới có thể khô hoàn toàn không sót chỗ nào. Người ta thường khuyến khích giặt khăn sau ba lần sử dụng hoặc giặt một hay hai lần một tuần.
6. Ở quá lâu trong phòng tắm
Bạn có biết rằng người Anh dành khoảng 121.625.350 giờ trong phòng tắm mỗi tuần? Chúng tôi đồng ý là bạn yêu thích không gian phòng tắm nhà bạn, nhưng như thế này thì hơi quá.
Nếu bạn dùng chung phòng tắm với người khác, điều này có thể khiến người khác khó chịu khi phải chờ đợi bạn. Với tư cách là một người sử dụng phòng tắm chuẩn mực, William Hanson nghĩ rằng 20 phút là quá đủ để bạn tắm vòi sen, còn tắm bồn sẽ tầm 50 phút, nhưng nhiều người lại vượt quá điều này khung thời gian này. Chúng tôi phát hiện, người Scotland thường dành ít nhất 30 phút trong phòng tắm mỗi buổi sáng.
Cắt giảm thời gian tắm cũng sẽ làm giảm lượng nước bạn dùng. Hãy tiếp nhận những bí quyết của chuyên gia chúng tôi và tắm gội nhanh nhất có thể – bạn sẽ có thể giúp ích cho môi trường và cân bằng ngân sách tài chính của mình, chưa kể người dùng chung phòng tắm cũng sẽ rất biết ơn bạn.
7. Không thay bông tắm đều đặn mỗi tháng
Một thói quen xấu trong phòng tắm phổ biến khác chính là vướng phải miếng bọt biển hoặc bông tắm. Hầu hết chúng ta đều sử dụng các đồ dùng phòng tắm này lâu hơn so với khuyến cáo, và đa số là miếng bọt biển hoặc bông tắm.
Kỳ cọ cơ thể bằng những vật này thì thật tuyệt, nhưng chỉ giặt lại chúng sau khi sử dụng vẫn chưa đủ để khiến vi khuẩn biến mất hoàn toàn. Sau khi sử dụng miếng bọt biển hoặc bông tắm, hãy phơi chúng ở một nơi thông thoáng. Chúng nên được phơi khô bên ngoài khu vực vòi sen để tránh giữ lại những vi khuẩn bạn đã tống tiễn đi. Nhiệt độ ấm và độ ẩm là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn cứng đầu phát tán, vì vậy càng phơi khô thì càng tốt!
Đừng quên bọt biển và bông tắm sẽ giữ lại nước và độ ẩm sau khi sử dụng (bất kể bạn vắt bao nhiêu đi nữa), khiến chúng trở thành nơi sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn. Bạn nên thay miếng bọt biển hoặc bông tắm đều đặn mỗi tháng.
8. Cất bàn chải đánh răng của bạn
Đâu mới là nơi cất bàn chải lý tưởng đang là chủ đề tranh cãi sôi nổi trong những năm qua. Vấn đề ở đây chính là việc cất bàn chải vào hộp hay để lên kệ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại trong không khí ghé thăm bàn chải của bạn.
Tuy nhiên, việc bảo quản bàn chải đánh răng trong một khu vực chứa (chẳng hạn như trong tủ phòng tắm) cũng không có lợi, vì để bàn chải vào trong tủ thì lông bàn chải sẽ khó khô hơn. Cách tốt nhất để cất giữ bàn chải là để đứng theo chiều dọc trong cốc hoặc thanh đựng bàn chải, đảm bảo nó phải ở cách xa nhà vệ sinh (đây cũng là một lý do khác để đóng nắp toilet khi xả nước).
9. Để đồ trang điểm trong phòng tắm
Một phòng tắm có đèn sáng tự nhiên có lẽ là một trong những nơi lý tưởng để trang điểm, nhưng bởi vì không khí ẩm nên nơi đây không thích hợp để cất giữ đồ trang điểm. Bạn thực sự sẽ không muốn vi khuẩn sinh sôi trên mỹ phẩm của bạn đâu, do đó, tốt nhất là hãy cất đồ trang điểm trong tủ hoặc ngăn kéo – ngăn cách với vi trùng.
Tương tự, nếu bạn sử dụng miếng bọt biển dặm phấn, bàn chải hoặc bất kỳ dụng cụ nào để trang điểm, nên nhớ rằng chúng đều có thể chứa vi khuẩn. Nên cất dụng cụ trang điểm trong tủ, ngăn kéo hoặc trong túi trang điểm, và nhớ rửa sạch cọ bằng nước xà phòng nóng hoặc dụng cụ tẩy trang chuyên biệt thường xuyên hơn.
Hầu hết các thói quen phòng tắm này rất phổ biến, nhưng chúng có thể là lý do tiềm tàng gây ra một số vấn đề vệ sinh phiền toái. Thay đổi một chút thói quen hàng ngày có thể giữ cho phòng tắm sạch sẽ, lành mạnh hơn và không mang mầm bệnh.
>>> Nôn mửa và buồn nôn ở trẻ em: Chữa theo cách tự nhiên!
>>> Đối thoại nội tâm tích cực: Tại sao nói chuyện với chính mình là một cách hay
Xuân Nhạn, theo bathstore