Ăn dặm là giai đoạn trẻ bắt đầu ngừng bú sữa mẹ và tiếp xúc với thức ăn khác. Đây cũng là lúc các bệnh đường tiêu hóa thường xuất hiện và là thời gian quyết định sự phát triển trí tuệ và thể chất sau này của trẻ, vì vậy việc lựa chọn thức ăn cho trẻ rất quan trọng.
Việc tìm hiểu một chế độ dinh dưỡng cho trẻ là điều không thể thiếu đối với các bậc phụ huynh. Dưới đây là 7 thực phẩm phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé:
1. Táo
Táo là món ăn tuyệt vời cho sự phát triển của cơ quan thị giác. Thực phẩm này chứa các dưỡng chất như vitamin A, E, Acid folate, phốt pho, magie và selen. Điều quan trọng là trong táo có hàm lượng chất xơ phù hợp với các hoạt động tiêu hóa của bé, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tiêu hóa các thực phẩm khác.
Lứa tuổi thích hợp để thêm táo vào khẩu phần ăn của trẻ là khoảng 6-8 tháng tuổi.
2. Chuối
Giống như táo, chuối cũng là một thực phẩm quan trọng chứa hàm lượng kali cao. Nhờ đó nó có thể giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể. Kali còn giúp điều hòa nhịp tìm và chịu trách nhiệm trong các hoạt động cơ bắp giúp bé luôn hoạt bát. Nó thậm chí còn làm giảm nguy cơ sỏi thận và loãng xương trong tương lai.
Ngoài ra, loại trái cây này còn cung cấp một lượng calo cần thiết cho các hoạt động trong ngày của bé cũng như một lượng chất xơ phong phú giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Sớm hơn táo, bạn có thể cho trẻ ăn chuối từ 5 tháng tuổi.
3. Bơ
Bơ cung cấp các chất béo bão hòa không no giúp phát triển não bộ của bé. Ăn dặm là giai đoạn cực kỳ quan trong để bộ não của bé phát triển. Hơn nữa hương vị nhẹ nhàng của bơ thường rất được các bé ưa thích.
Lứa tuổi thích hợp để bắt đầu ăn bơ là từ 4 tháng tuổi.
4. Lê
Lê là một trái cây bổ dưỡng nên được đưa vào chế độ ăn của bé. Độ tuổi thích hợp để ăn lê là từ 6-8 tháng tuổi.
Lê giàu chất xơ và vitamin C. Chất xơ thúc đẩy hệ tiếu hóa khỏe mạnh và là món ăn mà các bác sĩ thường khuyên cho trẻ ăn để giảm triệu chứng táo bón. Vitamin C giúp bảo vệ tế bào còn non nớt của trẻ và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
5. Cà rốt
Chứa nhiều beta-carotene, tiền chất của vitamin A, giúp phát triển hài hòa da, thị giác và hệ thống miễn dịch.
Cà rốt còn chứa nhiều Vitamin C, K và B8 cùng với canxi, acid folate, kali, sắt, đồng và mangan.
Cà rốt dễ ăn, dễ tiêu hóa và khá ngon miệng với khẩu vị của trẻ.
6. Khoai lang
Khoai lang sẽ làm cho bữa ăn của bé trở nên hấp dẫn hơn nhờ hương vị ngọt ngào của chúng.
Không chỉ kích thích thèm ăn của bé, tương tự như cà rốt, khoai lang cũng là một nguồn vitamin A phong phú.
7. Bông cải xanh
Chưa nhiều vitamin C, chất xơ và canxi. Bông cải xanh là loại rau nên được đưa vào những bữa ăn đầu đời của trẻ. Thông thường các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn bông cải xanh vào khoảng 8-10 tháng tuổi.
Vitamin C là động lực để phát triển hệ thống miễn dịch, trong khi canxi giúp phát triển chiều cao, còn chất xơ đảm bảo tiêu hóa tốt. Ngoài ra bông cải xanh tăng cường một lượng vitamin B phóng phú cải thiện chức năng hệ thần kinh giúp trẻ thông minh và hoạt bát hơn.
Các chất dinh dưỡng quan trọng khác trong cải xanh là sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm và acid folic. Thêm vào đó, hương vị độc đáo của bông cải xanh có thể giảm được tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Ngoài ra, khi hệ tiêu hóa chưa phát triển, trẻ cũng cần tránh những thức ăn sau đây:
– Không nên dùng sữa bò để thay thế cho sữa mẹ hoặc bột. Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ gặp khó khăn khi tiêu hóa sữa bò, thậm chí một số bé có thể bị tiêu chảy.
– Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dính hoặc cứng vì chúng có thể rơi vào đường thở.
– Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, mật ong cũng không được khuyến khích vì chúng có thể gây ngộ độc cho trẻ.
– Không cho trẻ ăn phô mai chưa tiệt trùng vì dễ gây ngộ độc.
– Không cho bé dưới 1 tuổi ăn các động vật có vỏ như tôm, cua, sò.
– Không nên cho trể ăn một số loại cá biển chứa nhiều thủy ngân như cá thu vì nó có thể gây ngộ độc thần kinh.
Hoàng An, theo Top 10 Home Remedies