Khi ăn các loại hải sản như cá, tôm, cua… nhất định cần chú ý không được ăn quá nhiều một số loại quả có chứa nhiều vitamin C để phòng ngộ độc.
1. Kiêng uống bia khi ăn hải sản
Cấm kỵ khi ăn hải sản có rất nhiều, trong đó bia là một loại cần thiết phải kiêng, đặc biệt là những người bị bệnh gout. Khi ăn hải sản đồng thời uống nhiều bia, ắt sẽ có thể dẫn đến bệnh gout tái phát. Thực phẩm hải sản như tôm, cua… sau khi cơ thể chuyển hóa có thể hình thành axit uric, nếu axit uric quá nhiều không chỉ có thể làm bệnh gout tái phát, nếu nghiêm trọng còn có khả năng dẫn tới bệnh sỏi thận…
2. Kiêng ăn cùng với hoa quả có chứa nhiều tannin
Khi ăn các loại hải sản như cá, tôm, cua… nhất định cần chú ý không được ăn quá nhiều một số loại quả có chứa nhiều vitamin C để phòng ngộ độc.
Trong hải sản có chứa lượng lớn protein và canxi, còn trong hoa quả thì chứa nhiều tannin. Nếu ăn 2 thứ này cùng lúc không chỉ có thể ảnh hưởng cơ thể hấp thu protein, đồng thời canxi trong hải sản còn có thể kết hợp với tannin trong hoa quả tạo thành canxi khó hòa tan, tạo thành kích thích không tốt cho dạ dày đường ruột, thậm chí còn có khả năng có thể dẫn tới xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn…
3. Kiêng uống trà khi ăn hải sản
Đối diện với cấm kỵ khi ăn hải sản, uống trà cũng là một trong những điều cấm kỵ đó, sau khi ăn xong hải sản không được lập tức uống trà. Đây là do trong lá trà cũng chứa lượng lớn tannin, cũng thế có thể kết hợp với canxi trong hải sản hình thành canxi khó hòa tan, bất kể bạn ăn hải sản trước hay sau, uống trà đều có thể gia tăng cơ hội để canxi và tannin kết hợp với nhau. Do đó chuyên gia kiến nghị khi ăn hải sản nên từ chối uống trà, muốn uống thì cũng phải tốt nhất là cách 2 giờ đồng hồ trở lên.
4. Không nên lạm dụng hải sản sống
Nhiều người thích ăn hải sản sống, các món sushi, gỏi cá sống, hàu sống… Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh bao nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, khuẩn mang bệnh từ các món này. Cho dù là bạn ngâm trong dấm, nước sốt với wasabi, hay thậm chí chần nhanh trong nước dùng thì cũng không hẳn an toàn. Mùa hè nóng bức, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao, cần hết thức lưu ý.
5. Tôm, cua, sò, hến chết có chứa nhiều vi khuẩn không nên ăn
Vỏ động vật khi bị chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người. Chẳng hạn như cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn liền phồn thực rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine gây độc đối với cơ thể người. Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị ngộ độc.
6. Hải sản thừa cần phải lưu trữ lạnh
Hải sản còn thừa muốn lưu trữ lại cần được bảo quản trong tủ đá. Khi sử dụng trong bữa ăn kế tiếp thì làm tan băng, sau đó làm nóng kỹ lưỡng trước khi ăn.
7. Nên tránh ăn cùng với thực phẩm có tính hàn cao
Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Theo Đại Kỷ Nguyên VN