Tinh Hoa

Âm nhạc – Công cụ hữu dụng trong quân đội

Trong chiến tranh, âm nhạc được biết đến như một sức mạnh cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ. Và cũng từ rất lâu, những khúc nhạc mạnh mẽ, sôi động đã là một phần không thể thiếu trên những con đường hành quân.

Quân đội đã sử dụng nhạc cụ cho mục đích chiến đấu kể từ khi đoàn quân Israel của Joshua (Chúa Giê-su) làm nghiêng ngả thành Jericho bằng cách diễu hành với kèn trumpet vòng quanh thành phố này. Âm nhạc là nguồn cảm hứng cho chiến đấu, là phương tiện thông tin liên lạc, là vũ khí đe dọa quân thù. Quân đội Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng trống cùng những loại kèn đồng (tiền thân của trumpet và tuba) để truyền tải thông tin trong lúc đóng trại cũng như trên đường hành quân.

Những chứng cứ xác thực đầu tiên cho thấy quân đội đã hiệu lệnh bằng kèn trumpet đầu tiên là năm 1214 khi vua Philip Augustus của Pháp đánh bại quân đội Đức của vua Otto IV trong trận đánh Bouvines. Tín hiệu thổi kèn của ông là “Carga, Carga” mà ngày nay đã thay đổi thành “Charge”. Trong những năm 1500, các tín hiệu kèn được tiêu chuẩn hóa và sử dụng phổ biến trong quân đội của Anh và Đức. Năm 1614, Cesare Bendinelli, nghệ sĩ chơi kèn trumpet nổi tiếng tại Verona, Ý đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về cách học và chơi đàn trumpet, Tutta L’arte Della Trombetta. Kèn trở nên phổ biến trong cả lĩnh vực đời sống lẫn quân sự như Tướng George Custer từng nói “nó đồng hành với chúng ta ngay cả khi ăn, ngủ, lúc diễu hành và khi đến nhà thờ”. Ngay cả những con ngựa của trung đoàn cũng được dạy cách nhận biết tín hiệu để tham gia chiến đấu cũng như biết cách trở về sau mỗi buổi chăn thả.

Một số tín hiệu khác vẫn được sử dụng phổ biến đến ngày nay không chỉ trong quân đội mà cả trong cuộc sống thường ngày, như bản First Call thường được thổi vào thời điềm 4 giờ 45 phút sáng báo hiệu bắt đầu ngày mới cho quân lính ngày nay còn được biết với tên Call of the Post thường dùng để báo hiệu tập trung trước lúc diễu hành trong các buổi đua ngựa.

Hãy cùng nghe bài hát vui nhộn Oh, How i hate to get up in the morning của Irving Berlin, thể hiện “mong ước” của người lính đối với tiếng kèn đánh thức mỗi buổi sáng.


Hồ Duyên@Bocau.net

Theo Mentalfloss.