Tinh Hoa

Châm cứu: Từ y học dân gian đến các biện pháp trị liệu hiện đại

Có rất nhiều phương pháp trị liệu thay thế bị coi là lang băm bởi mô hình y học thông thường “phải thấy mới tin”. 


(Shutterstock*)

Tuy nhiên, nhiều kết quả khoa học đã chứng minh tính thực tiễn của phương pháp châm cứu, cộng đồng học thuật buộc phải thừa nhận hiệu quả của những phương pháp này. Kim châm cứu là một trong những phương pháp điều trị ban đầu bị coi là lang băm về sau trở thành các thiết bị y tế đã được chứng nhận và rất nhiều người đang trải nghiệm những lợi ích của phương pháp này.

Phương thức hoạt động của châm cứu

Vào những năm 60, giáo sư Kim Bong Han cùng với các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã nỗ lực chứng minh sự tồn tại của các kinh mạch trong thân thể người bằng cách sử dụng kỹ thuật vi phẫu. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng  về một chuỗi những ống dẫn hẹp độc lập tương ứng với các đường kinh mạch trong châm cứu cổ truyền.

Chất lỏng chảy trong hệ thống này có lúc chảy cùng hướng với hướng di chuyển của máu và bạch huyết, nhưng cũng có lúc chảy theo hướng ngược lại. Họ phát hiện rằng các ống dẫn này khác với hệ thống mạch máu và bạch huyết mà y học phương Tây đã xác định và các kinh mạch có thể tồn tại trong hệ thống này.

Hệ thống kinh mạch này tiếp tục được xác nhận bởi một nhà nghiên cứu người Pháp tên là Pierre de Vernejoul. Nhà nghiên cứu đã tiêm đồng vị phóng xạ vào các huyệt vị của con người và theo dõi chuyển động của chất đồng vị này bằng máy quay gamma. Các chất đồng vị di chuyển dọc theo kinh mạch châm cứu được 12 inch trong vòng 4-6 phút.

Sau đó, Vernejoul tiêm chất đồng vị vào mạch máu ở những khu vực ngẫu nhiên trên cơ thể, trừ các huyệt vị, và nhận thấy chúng không hề di chuyển theo cùng một hướng. Điều đó chứng minh rằng kinh mạch có một hệ thống các đường hướng riêng biệt trong cơ thể.

Năm 1997, thuật châm cứu có được sự tin tưởng chính thức khi FDA phân loại lại và đưa kim châm cứu từ mục “thử nghiệm” sang mục “thiết bị y tế” tức là thừa nhận rằng đó là một dụng cụ y tế an toàn và hiệu quả. Cũng trong năm đó, Viện Y tế Quốc gia (NIH) đã đưa ra tuyên bố xác nhận thuật châm cứu với một số điều kiện.

Thành phần điện của châm cứu

Nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng có mối quan hệ khăng khít giữa các điểm châm cứu, các kinh mạch và các dòng điện trên cơ thể.

Trong những năm 1970, Robert O. Becker, MD cùng với nhà nghiên cứu lý sinh tên là Maria Reichmanis đã chứng minh rằng dòng điện đã chảy dọc theo các kinh mạch mô tả trong y học cổ truyền Trung Quốc và 25% các điểm châm cứu tồn tại dọc theo các đường kinh lạc có thể được đo lường dựa trên khoa học này. Họ đưa ra lý luận rằng những điểm này đóng vai trò như bộ khuếch đại để tăng cường tín hiệu điện cực kỳ yếu khi tín hiệu chạy khắp cơ thể và chèn một cây kim có thể can thiệp đến dòng chảy và ngăn chặn phản ứng đau đớn.

Thuật châm cứu cải thiện tình trạng bệnh

Tổ chức Y tế Thế giới đã ghi nhận hơn 40 bệnh trạng mà châm cứu có thể điều trị, bao gồm:

• Đau nửa đầu

• Viêm xoang

• Cảm lạnh thông thường

• Viêm amiđan

• Dị ứng

• Bệnh hen suyễn

• Nghiện ngập

• Rối loạn tiêu hóa

• Hội chứng đau khuỷu tay

• Liệt cơ do đột quỵ

• Đau thần kinh tọa

• Viêm xương khớp

• Cận thị

• Mất ngủ

• Viêm mắt

Thuật châm cứu cũng đã được công nhận là có hiệu quả trong điều trị các tình trạng viêm khớp dạng thấp khác nhau và giảm đau cho 80% những người bị bệnh khớp, hoặc viêm xương khớp. Ngoài ra còn có bằng chứng cho thấy châm cứu có thể được sử dụng trong điều trị các bệnh phát sinh từ môi trường bức xạ, nhiễm độc thuốc trừ sâu, các hợp chất độc hại và ô nhiễm không khí.

Ngay cả trong tình trạng đau bụng cấp như viêm ruột thừa hoặc sỏi thận và sỏi cấp tính, châm cứu có thể được sử dụng trước khi phải tiến hành phẫu thuật.

Châm cứu cũng được coi là một phương pháp điều trị thú y có căn cứ, được dùng chủ yếu để gây mê trong phẫu thuật và giảm đau mãn tính. Châm cứu đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng trong số 84% động vật bị đau viêm khớp và các bệnh thoái hóa khớp khác.

Theo Đại Kỷ Nguyên