Giáo dục – một vấn đề muôn thuở và đáng suy ngẫm. Một vấn đề mà một quốc gia muốn phát triển thì cần phải quan tâm. Nhưng giáo dục thế nào? Mà phải làm như thế nào? Là một câu hỏi rất “khó nhai”. Có lẽ ‘Big Picture’ sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Vấn đề giáo dục này nói chi cho lớn, nói nhỏ lại thì là một vấn đề là ngay chính bản thân mỗi người chúng ta cần quan tâm để phát triển và thành công. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng chia sẻ về “The Big Picture” một cuốn sách của Dennis Littky và cách ông tạo dựng một trường tư với hệ thống giáo dục nổi trội. Tên cuốn sách dịch ra nghĩa là “Bức tranh toàn cảnh”.
Ông Littky là một giáo viên và sau trở thành hiệu trưởng của một trường trung học. Ông đã tạo nên một sự khác biệt to lớn tại trường của mình. Trường của ông không mấy nổi trội trước khi ông làm hiệu trưởng, có rất nhiều vấn đề tồn tại trong trường. Ông đã đến và thay đổi mọi thứ. Ông thay đổi giáo viên. Ông chỉ chọn những giáo viên có nhiệt huyết, tri thức, niềm đam mê giảng dạy. Ông thay đổi cả hệ thống, không tập trung vào những bài kiểm tra và điểm. Ông tập trung vào học sinh của mình, muốn chúng phát triển trong môi trường thực tế.
Ông muốn chúng học “cách suy nghĩ” chứ không phải thuộc để qua bài kiểm tra. Và quan trọng hơn là cách chúng suy nghĩ và sử dụng kiến thức trong thực tế, cách phân tích và tìm kiếm thông tin, giao tiếp, v..v… Phần lớn các lớp học là tập trung vào dự án. Tức là, học sinh không phải tập trung vào bài kiểm tra. Mỗi học sinh chọn một dự án dựa vào sở thích của họ. Và tất nhiên, giáo viên sẽ hướng dẫn dự án và giúp xây dựng chúng.
Nếu một đứa trẻ thích khủng long, chúng sẽ tạo một dự án liên quan đến khủng long. Và mọi kiến thức toán, khoa học, lịch sử … giáo viên sẽ giúp chúng. Ví dụ, như là tính kích thước xương của khủng long,… qua đó chúng học được toán học. Một điều hay khác là ông bao gồm luôn tính xã hội. Những giáo sư, chuyên gia từ bảo tàng, các trường đại học sẽ đến dạy những đứa trẻ kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực yêu thích của chúng.
Và dạy như đi làm thực tế. Như bạn biết đấy, xếp không trả tiền cho bạn vì bạn đạt được điểm A, chỉ có ba mẹ bạn làm thế thôi. Phải có kết quả thực tế. Mỗi đứa trẻ hoàn thành xong dự án sẽ phải trình bày “Đây là cái tôi làm. Đây là những kết quả”. Và chúng phải thuyết trình trước các bạn khác, giáo viên và bố mẹ chúng.
Và kết quả, đáng ngạc nhiên là cuối cùng thì học sinh cũng phải làm bài kiểm tra chuẩn của chính phủ. Nhưng chúng đạt điểm rất cao, trường của ông nằm trong top điểm cao nhất. Nhưng chúng không chuẩn bị cho kiểm tra. Cách dạy của trường chuẩn bị chúng cho cuộc sống và thực tế, chú trọng vào tâm lý làm học tập trở thành một công việc đầy khó khăn nhưng thú vị. Học sinh yêu thích việc học của chúng và trưởng thành. Sau này ông tạo ra một trường tư tên là Met, bạn có thể xem với từ khóa “Met shools” trên Google.
“Học tập thật sự không phải là ghi nhớ kiến thức. Đó là hiểu và biết làm thế nào để sử dụng nó và tìm kiếm tri thức. Học là cái mà bạn làm được với kiến thức, làm thế nào để kết hợp chúng, làm thế nào để chia sẻ nó với gia đình, bạn bè và các bạn cùng lớp. Đó là học tập.” …
”Bây giờ, tôi không đề nghị rằng chúng ta vứt bỏ mọi thứ trường học làm bây giờ, nhưng tôi đề nghị rằng chúng ta nhìn sâu hơn vào cái mà chúng ta định nghĩa là học tập. Tôi đề nghị rằng chúng ta nên chân thật và thử những thứ khác và xem cái nào tốt. Học tập là học về cách suy nghĩ.”
Có thể thấy phần nào triết lý giáo dục của ông qua tiêu đề “The Big Picture” đó là cái nhìn toàn cảnh chú tâm vào học sinh và mối liên hệ của chúng với xã hội, với những công việc thực tế. Cách chúng sử dụng tri thức của mình vào thực tế.
Không chỉ là vấn đề sử dụng tri thức mà cả đạo đức cũng là một vấn đề khá quan trọng, cách chúng cư xử và giao tiếp với xã hội. Môn lịch sử có thể đảm nhận vấn đề này, ở một số nước, như nước ta lịch sử chú trọng vào ngày tháng xảy ra sự kiện và phải ghi nhớ sự kiện xảy ra vào ngày tháng nào để qua bài kiểm tra.
Tuy nhiên, lịch sử có thể dạy về đạo đức, về tâm lý của những nhân vật lịch sử, về những quyết định của họ. Cái đó là những cái mà có thể áp dụng vào thực tế. Người Đức luôn dạy con cái họ về cuộc thảm sát Do Thái, trường học yêu cầu học sinh phải tìm hiểu về những người Do Thái gần khu họ ở, để chắc chắn rằng bài học lịch sử được ghi nhớ và chúng sẽ không mắc một sai lầm tương tự như Hitler khi lớn lên.
Thay đổi cách giáo dục nên chú trọng vào từng cá nhân, xã hội, mỗi quan hệ của mỗi cá nhân với xã hội, và với vũ trụ. Nghe có vẻ lớn quá nhỉ? Nhưng có lẽ ngắn gọn hơn “The Big Picture” dạy chúng ta tập trung vào con người và thực tế, đào tạo những con người có thể phục vụ cho công việc thực tế và xã hội.
Một thứ có vẻ đáng để chúng ta nhâm nhi ly cafe và suy ngẫm… liên quan gì đến mình không ta?
Phúc Long (s/t)