Tinh Hoa

Phát hiện hóa thạch của Thằn lằn bay ở Brazil

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra Hóa thạch  của một loài thằn lằn bay có đầu giống cánh bướm nằm trong một hồ giữa sa mạc ở phía nam Brazil.

Các nhà khoa học phát hiện loài thằn lằn bay cổ đại có tên khoa học Caiuajara dobruskii tại Cruzeiro do Oeste, phía nam Brazil. Chúng từng tồn tại cách đây khoảng 80 triệu năm tại một ốc đảo trong sa mạc cổ xưa. Caiuajara dobruskii có một chỏm xương kỳ lạ ở trên đầu, với hình dạng giống cánh của một con bướm, Livescience đưa tin. 

Hình ảnh mô tả sự phát triển chỏm đầu của thằn lằn bay Caiuajara dobruskii từng xuất hiện trên một bài báo của tờPLOS ONE năm 2014. Màu sắc biểu thị kích thước dựa theo độ tuổi từ nhỏ (màu trắng) tới trưởng thành (màu đỏ).

Hàng trăm mẩu xương tập trung trong một khu vực có diện tích chỉ khoảng 20 m2. Ít nhất 47 con thằn lằn bay với độ sải cánh từ 65 đến 235 cm được đã chết tại đây. Do các hóa thạch không nát, cấu trúc 3D của chúng vẫn nguyên vẹn.

Một số xương chân của thằn lằn bay với các kích thước khác nhau. Phần xương vùng dưới đầu không thay đổi nhiều khi chúng trưởng thành. Điều này cho thấy thằn lằn bay có thể bay liệng từ khi chúng còn nhỏ.

Hình ảnh xương hàm dưới của thằn lằn bay theo từng giai đoạn. Tiến sĩ Alexander Kellner, một nhà nghiên cứu của Đại học Liên bang Rio de Janeiro, cho biết: “Dựa trên những thông tin có sẵn, chúng tôi kết luận thằn lằn bayCaiuajara dobruskii từng sống xung quanh một ốc đảo trong sa mạc”.

Các nhà khoa học phục hồi bộ xương của loài bò sát cổ đại bằng hình ảnh 3D. Caiuajara dobruskii là loài bò sát cổ đại. Sải cánh của nó có chiều dài khoàng 56-235 cm. Thằn lằn bay sở hữu đỉnh xương ở đầu với kích thước thay đổi từ nhỏ tới lúc trưởng thành. 

Những phần xương đầu của loài thằn lằn bay. Chúng sống thành bầy và học bay khi còn nhỏ.


Những cơn bão sa mạc đã “thổi” xương của Caiuajara dobruskii tới hồ và lưu giữ chúng tại đây vô thời hạn. 

Theo Zing