Tinh Hoa

Tái tạo bức tượng sư tử cổ 40.000 năm tuổi từ thời kỳ băng hà

Các nhà khoa học vừa tái tạo bức tượng một con sư tử cổ có niên đại 40 nghìn năm tuổi từ thời kỳ băng hà được lưu giữ trong Bảo tàng Tuebingen.

Bức tượng sư tử và mảnh vỡ miệng sư tử còn thiếu. Ảnh: Hilde Jensen, Universitat Tubingen.

Bức tượng cổ được chạm khắc từ xương voi mamut được tìm thấy trong thời gian khai quật hang động Fogelherd ở phía tây-nam Đức vào năm 1931. Theo thuyết tiến hóa, lịch sử của loài người chỉ không quá 10.000 năm, vậy mà tuổi của bức tượng sư tử là khoảng 40 nghìn năm tuổi. Vậy ai đã tạo ra bức tượng cổ xưa này?

 

Trước đây, các nhà nghiên cứu cho rằng đó là bức phù điêu, nhưng phát hiện mới buộc các nhà khoa học phải xem xét lại giả thuyết của mình. Hình tượng cổ này hóa ra lại là bức tượng nguyên khối. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mảnh vỡ bên phải của bức tượng – cái miệng sư tử. Bức tượng cổ tái tạo lại này hiện được trưng bày tại Bảo tàng Đại học Tubingen từ ngày 30 tháng 7.

“Đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất của thời đại băng hà, và cho đến hiện tại, chúng ta nghĩ rằng đó là bức phù điêu, rất độc đáo giữa các phát hiện tương tự. Bức tượng tái tạo là một bức tượng nguyên khối” – Nicholas Conard, chuyên gia khảo cổ học thời tiền sử và trung cổ của Trường Đại học Tubingen nói.

 

Một mảnh vỡ rất có giá trị là nửa còn thiếu của bức tượng được tìm thấy khi tiến hành khai quật mới và xem xét các phát hiện lưu trữ từ hang động Fogelherd. Ngoài bức tượng sư tử 40 nghìn năm tuổi ra, trong hang động còn tìm được các bức tượng độc đáo khác – của voi mamut, ngựa và cả những người đàn ông có đầu sư tử. Chúng là những hiện vật cổ nhất trong các phát hiện tương tự và được tái tạo lại cẩn thận từ hàng nghìn mảnh vỡ.

 

“Đó là nơi có rất nhiều đối tượng cho thấy sự phát triển của các vật thể tượng trưng cổ, thuộc về thời kỳ khi mà con người hiện đại đến ở Châu Âu và thay thế người Neanderthal địa phương” – Nicholas Conard nói.

Ngoài ra, theo một nhà nghiên cứu, còn tìm được cả những bằng chứng cho thấy con người thời đó đã biết chơi nhạc.

Hiện tại, các hang động nằm trong dãy núi Swabian Alb ở Đức được đề nghị đưa vào danh sách các di sản thế giới của UNESCO.

Theo Đại Kỷ Nguyên, Dailymail, Youtube