Mới đây, một cuốn giáo khoa về tâm thần phổ biến khắp thế giới đã liệt kê “xáo trộn do việc sử dụng internet gây ra” vào số các hình thức ghiền mới nhất cần được định bệnh, nhất là đối với các trẻ em ghiền sử dụng các dụng cụ điện tử 24/7. Như vậy, việc trẻ nghiện game có thể liên quan đến bệnh lý về tâm thần. Ngoài ra, việc nghiện game bạo lực còn có thể dẫn đến những nguy cơ bạo lực
Tạp chí Nhân cách và Tâm lý xã hội của Mỹ vừa qua đã cho đăng một nghiên cứu, trong đó cho rằng, những trò chơi video mang tính bạo lực có thể làm tăng nguy cơ phạm tội và những nguy cơ khác như hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia ở các game thủ trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát trong 4 năm và tiến hành trên điện thoại 5.000 thanh thiếu niên Mỹ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và xem xét một số nhân tố, trong đó có việc chơi ba trò chơi video mang tính bạo lực là Grand Theft Auto (Đánh cắp ôtô), Manhunt (Săn người), Spiderman (Người Nhện) và những trò chơi khác.
Các nhà nghiên cứu cho thấy kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa việc “nghiền” những trò chơi trên và những thay đổi trong cư xử. Người chơi có những thay đổi về nhân cách, thái độ khiến họ trở nên nổi loạn hơn, tìm kiếm nhiều sự kích động hơn.
Trước đó, cũng đã có những nghiên cứu cũng cho thấy các trò chơi bạo lực có thể khiến thanh thiếu niên lái xe cẩu thả, hay gây sự.
Trong đó, nghiên cứu mới nhất trên được coi là rất quan trọng vì lần đầu tiên nêu ra những tác động có thể của game bạo lực không chỉ dẫn tới hành động hung hăng mà còn hơn thế là những nguy cơ đáng lo ngại như lạm dụng chất kích thích, lái xe liều lĩnh và hành vi tình dục không an toàn.
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).
Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia tăng này rất nhiều, bao gồm các yếu tố gia đình, xã hội, giáo dục,…dĩ nhiên cũng không loại trừ yếu tố phát triển và lan tỏa của công nghệ và thế giới giải trí. Điều này cũng gióng lên hồi chuông báo động cho các cập cơ quan lãnh đạo, nhà trường và gia đình về hoạt động quản lý cũng như tạo môi trường lành mạnh cho thế hệ trẻ.
Theo Vietnam+