Tinh Hoa

Buông tay và thăng hoa…


Mỗi khi bức bối bực bội vì điều gì đó, tôi vài ngày mới có thể nguôi ngoai được!

Vì sao sau khi bị hiểu lầm, bị oan ức, tâm trạng liền trở thành như vậy?

Thế nên, ngẫm nghĩ mà xem chẳng phải những người luôn có thể nhẫn nhịn được mọi oan khuất chẳng phải là thánh nhân. Đối với tôi mà nói, đó là biểu hiện vĩ đại của “tâm đại nhẫn”.

Ngày nọ, tôi bị hiểu lầm! Nỗi oan như không cách nào tránh khỏi từ trên trời giáng xuống khiến tôi phát hỏa, lúc đầu, tôi cố gắng kìm nén nó lại; nhưng không ngờ lửa một khi nổi lên thì ngày càng mạnh, cuối cùng không thể không nuốt trôi cái tội danh không tên đó được.

Cái tội danh không thể tiêu hóa được ấy cứ ấp ủ trong tâm nhiều ngày, nuốt không trôi, nôn không ra! Thế là nó được dung dưỡng qua ngày này qua ngày khác mà không có biện pháp giải quyết.

Nhưng tôi thật không hiểu, không có ý tranh luận với đối phương, chỉ là đem chỗ đối phương hiểu lầm giải thích cho rõ, sao lại khiến hiểu lầm càng nghiêm trọng hơn chứ. Nút thắt kia chẳng những không gỡ bỏ được, ngược lại dính mắc càng chặt hơn!

Vì vậy, tôi quay đầu nhìn lại mục đích của mình! Phải chăng ôm hy vọng? Hy vọng sau khi giải thích rõ ràng, hóa giải mâu thuẫn và hiểu lầm, nhận được thông cảm và xin lỗi của đối phương? Đằng sau mục đích này phải chăng tồn tại ý muốn tranh biện, phải vậy không?!

Nếu như chân lý thực sự là “Càng giải thích càng sáng tỏ”, như vậy, tất cả mọi người đều giải thích, thế giới đã sớm thái bình, sao còn tồn tại nhiều điều bất công, bất nghĩa như vậy?! Hơn nữa, lúc đó thường là “ông nói ông có lý, bà nói bà có lý”, cuối cùng chỉ là “Công đạo tự tại nhân tâm” mà thôi! Nào đâu có chân lý!

Nghĩ đến đây, quả thật là khó giải quá!

Mấy ngày sau, tôi đột nhiên phát hiện: Vì sao đối phương và mình đều nhấn mạnh rằng chính mình mới đúng? Chúng ta đều nói ra cái lý của bản thân mình, vì sao đối phương không thể tiếp nhận? Vách ngăn chính giữa kia là gì vậy?

Tôi chợt nhận ra, đó chính là cái tôi cao vời.

Trong cuốn sách ‘Ra trận vì chính mình’ kể về một võ sĩ mặc một chiếc áo giáp gỉ sắt không thể nào cởi được, lúc chinh phục tòa lâu đài thứ ba, tiến được nửa bước trên con đường hướng đến chân lý, bị nham thạch chắn đường. Khi người võ sĩ vượt qua được nỗi sợ hãi, sau khi “buông tay” và tin tưởng vào sinh mệnh và sự an bài của Thượng Đế, người võ sĩ rơi xuống vực sâu. Lúc rơi xuống cũng là lúc thăng hoa, cuối cùng đáp xuống đỉnh núi khác. Dòng lệ cảm kích tuôn rơi làm tan chảy chiếc áo giáp cuối cùng: “Anh không còn mặc áo giáp, hướng theo cả bốn phương tám hướng mà chạy, minh chứng cho nội tâm lương thiện, tràn đầy tình yêu của chính mình…”.

Tôi nghĩ, từ nhỏ đến lớn chúng ta đã quen với quan niệm, thước đo giá trị được thầy cô dạy bảo, trong đó, “Bảo vệ vinh dự của bản thân” giống như chiếc áo giáp không thể nào cởi thoát cùng lớn lên với tuổi đời. “Xem trọng vinh dự của bản thân” có thể ước thúc bản thân không phạm lỗi lầm, tranh thủ biểu hiện càng nhiều ưu thế, là một loại lực lượng tích cực. Nhưng, người Trung Quốc trong “Thủ trung” giảng về thuyết trung dung có nhận định rằng, quá nhiều hay quá ít đều là cực đoan, cố chấp, trái lại trong quá trình phát triển phải học được “buông”.

Tấm chắn khiến chúng ta không có được nội tâm bình tĩnh, hơn nữa còn tràn đầy ủy khuất, không phải vì chúng ta giữ quá chặt “quan niệm” và chân lý tự cho là đúng của bản thân sao?

‘Nhuận vật tế vô thanh’ (vật nhỏ trơn bóng thường tĩnh lặng) – những người có tâm đại nhẫn ngược lại sẽ không động bất kỳ ý niệm gì, không mặc lấy chiếc áo giáp bảo vệ mình, không ra trận vì ai, họ đối diện giải thích với hiểu lầm bằng cách “không động tâm”, sau đó buông tay, tĩnh lặng nhìn hết thảy biến hóa.

Theo Đại Kỷ Nguyên