Mỗi loại trà có chức năng và đặc tính khác nhau, việc lựa chọn loại trà phù hợp cho từng trạng thái sức khỏe là rất quan trọng.
Trà bạc hà
Trà bạc hà là rất được yêu thích bởi nó đem lại sự sảng khoái và tươi trẻ. Ngoài ra, trà bạc hà còn có tác dụng làm da mềm mại, giảm đầy hơi, thanh nhiệt, chữa cảm lạnh và giảm đau, kể cả đau răng.
Bạn có thể tự pha chế trà bạc hà bằng cách nghiền lá bạc hà tươi, sau đó cho thêm nước nóng vào.
Chanh có nhiều Beta – Carotene chống tác hại lão hóa, làm tươi sáng làn da. Ngoài tác dụng làm đẹp, chanh còn giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư tụy… Cần lưu ý rằng chỉ có nước chanh mới có tác dụng sáng da, trong khi vỏ chanh làm tăng sắc tố. Do đó một số người thường gọt bỏ vỏ trước khi cắt chanh.
Trà chanh được chế đơn giản bằng cách vắt lấy nước cốt hoặc cắt chanh thành lát mỏng vào một cốc nước, rồi thêm mật ong hoặc đường cho vừa vị. Mật ong có thể đem lại vị ngọt tự nhiên cho trà thảo mộc.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một lựa chọn phổ biến của người uống trà khắp thế giới. Hoa cúc có tác dụng làm dịu tâm trạng và giãn cơ. Vì có tính an thần nhẹ nên loại trà này cũng là một biện pháp giúp khắc phục chứng mất ngủ. Bên cạnh đó, tính chất kháng khuẩn của trà hoa cúc có thể ngăn ngừa sự lão hóa trong cơ thể, làm sạch cơ thể, tăng cường nước cho da để tránh khô da, ngứa da…
Có thể kết hợp thêm một vài loại thảo mộc như atiso hay rễ cam thảo để có những khẩu vị đa dạng.
Vị cay của gừng không dễ được yêu thích đối với nhiều người, nhưng những công dụng diệu kì của trà gừng là không thể phủ nhận. Với đầy đủ các khoáng chất và chất chống oxy hóa, gừng làm giảm căng thẳng, chống lại các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh và ho, tăng cường khả năng miễn dịch. Đặc tính kháng viêm của gừng có thể rất hữu ích cho những người bị bệnh viêm khớp.
Bạn có thể pha trà gừng ở nhà bằng cách cạo vỏ rồi cắt lát mỏng, thêm nước sôi vào. Cuối cùng, bạn cho mật ong hoặc đường cho vừa vị.
Tổng hợp