Chuyên gia kim cương Graham Pearson của đại học Alberta vừa công bố một phát hiện trên tạp chí Tự Nhiên (Nature) cho rằng có một đại dương sâu hàng ngàn km trong lòng đất, tại khu vực chuyển tiếp, rộng lớn bằng tất cả các đại dương trên mặt đất cộng lại, hoặc thậm chí rộng hơn.
Pearson tìm được một loại đá quí hiếm có tên gọi là Ringwoodite. Nó có thể chứng minh được là có một đại dương sâu bên dưới lòng đất. Một thử nghiệm cho ra kết quả là 1.5% trọng lượng của viên Ringwoodite là nước cô đọng. Điều này cho thấy rằng nó được bắn lên bề mặt trái đất một cách nhanh chóng bởi một vụ phun trào núi lửa.
“Khám phá này là do may mắn, cũng giống như nhiều khám phá khoa học khác”, Pearson nói.
Các đại dương có chiều sâu tối đa là 10 đến 11km nhưng viên Ringwoodite này được tìm thấy trong khu vực 410 đến 660 km bên dưới bề mặt trái đất mà ta gọi là “khu vực chuyển tiếp”. Đá Ringwoodite được tạo thành khi chất olivine bị nén mạnh và thường được tìm thấy trong đất. Loại đá này cũng có thể được tìm thấy trong thiên thạch và cho đến khám phá gần đây, nó vẫn chưa xuất hiện lần nào trong các mẫu đất từ trái đất.
Theo phân tích của Hans Keppler từ đại học Bayreurth ở Đức sau khi Pearson chia sẻ kết quả khám phá của ông, phát hiện này trùng khớp với “thử nghiệm áp suất cao trong phòng thí nghiệm với lượng nước tương đương với tất cả các đại dương cộng lại bên trong lòng đất”. Pearson tin rằng sâu bên trong lòng đất có một lượng nước khổng lồ.
Image credit : University of Alberta
Vậy tại sao nước lại cô đọng trên Ringwoodite? Pearson đưa ra hai giả thuyết.
“Một là, nước trên Ringwoodite phản ánh sự thừa hưởng từ quá trình ngậm nước, hình thành kim cương lỏng, từ đó quá trình tích tụ tăng lên như là một giai đoạn cô đọng khoáng bọc trong đá. Trong mô hình này, quá trình ngậm nước phải xảy ra ngay tại chỗ, cụ thể là vùng chuyển tiếp, bởi vì không có một bằng chứng nào cho thấy đá bọc ngoài có chứa đựng lượng nước lớn như vậy” ông viết. Nghĩa là áp suất cực lớn và những tính chất hoá học của độ sâu sẽ đồng thời tạo ra nước.
“Ngoài ra, Ringwoodite là “dòng gốc”, có trước quá trình bọc kim cương và lượng nước trong đó thể hiện môi trường của khu vực chuyển tiếp”, Pearson viết. Trong cách giải thích này, Ringwoodite và lượng nước sẽ cùng lúc biểu hiện nhưng lượng nước đã bị thẩm thấu vào trong cấu trúc của viên đá.
Vậy điều tuyệt vời là ở đâu? Dù bạn quan sát theo góc độ nào thì chắc chắn sự tồn tại của nước trong vùng chuyển tiếp luôn hiện hữu. Theo Pearson “cả hai loại mô hình phân tích đều chỉ ra rằng trong khu vực chuyển tiếp có rất nhiều nước”
Các giả thuyết có liên quan
Nếu bạn đã từng nghe về Agartha, bạn hẳn đang đọc bài viết này và nghĩ rằng “khám phá này có liên quan gì đến thuyết trái đất rỗng không nhỉ?”. Mặc dù giả thuyết này nghe có vẻ lạ lẫm với một số người, nhưng chưa từng có minh chứng nào cho thấy rằng nó sai. Hiểu biết của ta về trung tâm trái đất thay đổi cứ mỗi vài năm, giống như là bây giờ đây khi ta nghe về khám phá trên.
Thuyết trái đất rỗng đã tồn tại từ thời cổ đại trong các văn hoá trên bề mặt trái đất. Họ nói về những chuyến hành trình đi vào trung tâm trái đất và những nền văn minh tồn tại trong đó. Người ta nói rằng tại Tây Tạng, có một cánh cổng để đi vào trung tâm trái đất nhưng đã được giấu đi và canh giữ bởi những nhà sư. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn gạt bỏ thuyết này hoặc chứng minh rằng nó sai. Những người thuộc Đức Quốc Xã đã tin vào lý thuyết trái đất rỗng và với họ đó là một sự thật không thể chối cãi. Nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Edmund Halley đã tin rằng trái đất rỗng và cung cấp những lý thuyết tuyệt vời cùng với niềm tin đó.
Tất cả những điều này dậy lên một câu hỏi, nếu những nền văn hoá trên thế giới đều nói về điều này và chúng ta biết rằng có một khu vực lưu lượng nước cực lớn bên trong trái đất, có thể nào trái đất thật sự rỗng và có những nền văn minh đã và vẫn đang tồn tại trong đó?
Đơn giản là thuyết trái đất rỗng cho rằng trọng lực xuất phát từ lớp vỏ trái đất chứ không phải từ tâm vì số lượng vật chất lớn nhất tập trung ở lớp vỏ. Để biết sâu hơn về các lý giải khoa học của thuyết trái đất rỗng, các bạn có thể tham khảo tại đây.
Một trong những bằng chứng tuyệt vời về trải nghiệm trái đất rỗng được cung cấp bởi đô đốc Byrd, người đã viết trong nhật ký hành trình đến với trái đất rỗng. Ông cũng viết về hành trình khám phá bắc cực và các cực khác năm 1947, nơi ông đã bay vào trong trái đất nhưng những thông tin này đã bị đình chỉ và rút ra khỏi sách lịch sử. Có thể đó là một điều gì đó mà các giới tinh hoa trên thế giới không muốn cho mọi người biết? Sao cũng được, tôi tin rằng sẽ ngày càng có nhiều khám phá như thế này giúp chúng ta có câu trả lời cho những gì tồnt ại bên dưới bề mặt trái đất.
theo zeronews