Ảnh 1: Hầu hết trẻ em ngày nay tiếp nhận ít nhất 9 loại vắc-xin, gấp nhiều lần số lượng mà trẻ em tiếp nhận vào những năm 1970. (Sura Nualpradid/thinkstockphotos.com)
Ảnh 2: Nhắc nhở bản thân về các loại vắc-xin và lịch trình tiêm chủng, và hỏi ý kiến bác sĩ những điều đúng đắn cho con em bạn. (monkeybusinessimages/thinkstockphotos.com)
Tiêm chủng ở trẻ em là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay. Nhiều người tin tưởng chắc chắn về quan điểm này hay quan điểm kia, và họ rất quả quyết với niềm tin của mình.
Trong bài viết về tiêm chủng này, tôi muốn cố gắng giữ công bằng với cả hai bên, vì tôi không muốn bỏ qua bên nào. Tôi cho rằng có một số điều cần học hỏi khi nhắc đến vắc-xin, và để thực sự đưa ra một quyết định thì cần phải xem xét những thông tin có sẵn.
Không kể đến vắc-xin cúm, trẻ em tiếp nhận ít nhất 9 chủng vắc-xin khác nhau, chiếm tới ít nhất 28 lần tiêm tính tới năm 6 tuổi. Số lượng có thể khác nhau dựa trên thực tế rằng có một số loại vắc-xin tổng hợp, theo đó có khả năng sẽ cắt giảm số lần tiêm ở trẻ.
Vào những năm 1940, trẻ em được tiêm chủng chống lại bốn loại bệnh – bệnh đậu mùa, bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván. Vào những năm 1950, bệnh bại liệt được thêm vào hỗn hợp này.
Không lâu sau, đến cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, khi đó tôi còn nhỏ: tôi tiếp nhận các loại vắc-xin giống như cho trẻ em những năm 1950 ngoại trừ bệnh đậu mùa (bệnh này đã bị tiêu diệt ở nước này), và thêm vắc-xin cho bệnh sởi, quai bị và bệnh sởi Đức còn gọi là hồng chẩn (rubella).
Ngày nay, trẻ em được tiêm phòng bệnh bạch hầu, sởi, uốn ván, quai bị, hồng chẩn, ho gà, bại liệt, Hib, viêm gan B, viêm gan A, thủy đậu, phế cầu khuẩn, rotavirus, và bệnh cúm. Ôi chao!
Khi tôi nhìn vào các bệnh mà chúng ta dùng vắc-xin để đề phòng, điều đầu tiên nảy ra trong đầu tôi là viêm gan B. Tôi luôn tự hỏi tại sao chúng ta tiêm vắc-xin để các trẻ sơ sinh chống lại căn bệnh chủ yếu lây lan qua đường tình dục, dùng chung kim tiêm, xăm mình, và dùng chung đồ cá nhân (như bàn chải).
Các bé còn có thể mắc viêm gan B từ người mẹ trong quá trình mang thai. Đương nhiên, tôi có cảm tưởng rằng khi một bà mẹ mang thai thì người đó sẽ phải biết mình có viêm gan B hay không, và tất nhiên, theo ý kiến của tôi, trong tình huống này tiêm vắc-xin viêm gan B chỉ để xác thực đã tiêm vắc-xin mà thôi.
Tuy nhiên, người bác sĩ nhi mà tôi gặp lúc sinh con luôn khuyên tôi từ chối cho con tiêm phòng bệnh viêm gan B ở bệnh viện.
Các y tá bệnh viện luôn có vẻ bất mãn trước quyết định không tiêm vắc-xin viêm gan B ở đó của tôi. Các y tá thậm chí còn quá mức đến nỗi bảo tôi rằng các bác sĩ muốn tôi chờ để họ nhận được tiền thay vào đó.
Tôi không chắc điều này có thật không vì từ kinh nghiệm của mình thì các bác sĩ nhi khoa không kiếm được nhiều tiền từ vắc-xin, dựa trên tỷ lệ bồi hoàn từ công ty bảo hiểm – nhưng đó là một chuyện hoàn toàn khác.
Các nguồn thông tin về vắc-xin
Rõ ràng là có một lượng lớn những người mang quan điểm rằng vắc-xin là nguyên nhân của chứng tự kỷ. Mặc dù tôi nghĩ rằng các con mình đã tiếp nhận quá nhiều loại vắc-xin, và chúng có thể là nguyên nhân gây ra các phản ứng phụ, nhưng tôi không tin rằng chúng gây ra tự kỷ.
Tôi cho rằng một trong những hiểu lầm tai hại nhất trong nghiên cứu về tự kỷ chính là nghiên cứu được báo cáo sai công bố vào năm 1998. Nhưng các nhà nghiên cứu sau đó thừa nhận họ đã “chế tác” bằng chứng để tạo một mối liên hệ giữa tự kỷ và vắc-xin MMR.
Tôi nói rằng đây là điều tai hại vì đã làm giảm uy tín của cuộc điều tra nguyên nhân thực sự của chứng tự kỷ, và nếu chứng bệnh này thực sự bắt nguồn từ việc tiêm chủng, thì điều mà các nhà nghiên cứu này đã làm được chỉ là sự trì hoãn quá trình tìm ra nguyên nhân, và họ thậm chí còn làm sự việc trở nên hỗn loạn nếu đó đúng là nguyên nhân.
Tôi cho rằng các bậc cha mẹ cần nghiên cứu tranh luận từ cả hai phía để hiểu đâu là lựa chọn tốt nhất cho gia đình mình. Một trong các trang web ủng hộ việc tiêm phòng là Vaccines.com, được quản lý bởi một nhà sản xuất vắc-xin, Sanofi-Pasteur. Tôi tin rằng đây là một trang web hữu ích giúp cho các bậc cha mẹ có được điểm xuất phát trong nghiên cứu của mình. Tôi không xem những lời của họ (hay của ai khác) là chân lý.
Xem xét mỗi vấn đề về tiêm phòng mang lại cho bạn khả năng phân tích các lý lẽ và nghiên cứu chúng để biết liệu đó có thực sự là lý do chính đáng cho gia đình bạn tiêm phòng hay không. Đôi khi những lý do cho việc tiêm phòng không mang tính bắt buộc, và cũng có khi lại là bắt buộc.
NaturalNews.com là nguồn tin tốt để tìm ra các lý do không tiêm phòng cho con em bạn. Các bài viết trên Natural News là các nghiên cứu của họ từ nguồn số liệu đáng tin cậy, đó là lý do mà tôi thích trang web này.
Thông tin về quyền lợi pháp lý
Nếu bạn chọn không tiêm phòng cho con em mình, hãy chuẩn bị đối mặt với một số tranh cãi mà người khác không phải đối mặt. Tùy thuộc vào nơi mà bạn sinh sống, song bạn có thể sẽ không vấp phải nhiều trở ngại. Hầu hết những nơi mà bạn gửi con mình (như nhà trẻ, trường học, v.v) sẽ yêu cầu bé của bạn cập nhật các loại vắc-xin cho trẻ.
Một trong những nơi hữu ích nhất mà tôi đã tìm đến đó là Trung tâm Vắc-xin Quốc gia (NVIC). NVIC cung cấp thông tin về các trường hợp miễn trừ vắc-xin – y tế, tôn giáo, và triết học – được cho phép ở mỗi bang. Trong khi việc hạn chế tiêm vắc-xin có thể khác biệt đôi chút tùy theo bang, thì đây là điểm khởi đầu tốt để hiểu về quyền lợi của bạn ở từng bang cụ thể (đặc biệt nếu trường học làm khó bạn nếu bạn không cho bé tiêm phòng).
NVIC còn là một tổ chức của “các nhà hoạt động cơ sở làm việc để bảo vệ và mở rộng sự miễn giảm vắc-xin ở bang của bạn.” Đây thực sự là một nơi rất tốt để bắt đầu nếu bạn không muốn tiêm phòng cho con mình và có thể cần một số thay đổi pháp lý.
Dù bạn chọn không tiêm phòng cho con mình, trì hoãn việc tiêm phòng, hay thậm chí cho con tiêm phòng, tôi cho rằng điều quan trọng là bạn có được hiểu biết đầy đủ cho quyết định của mình. Nếu bạn thực hiện sau khi tìm hiểu kỹ càng và tin rằng mình đang làm điều tốt nhất cho con, thì theo tôi đó là điều quan trọng nhất.
Eco18 là một tập thể các cá nhân sáng tạo – văn phong mỗi cá nhân dựa trên nền tảng kiến thức khác nhau song có chung mục tiêu- sống lành mạnh hơn, gần gũi tự nhiên hơn. Sự kết hợp giữa chuyên môn, tính hài hước, và quan điểm riêng của họ mở ra sự bền vững, chân thật theo một cách thú vị và thực tế.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.