Hãy dừng lại 1′ và tự hỏi, liệu rằng con người có nên từ bỏ việc săn bắt cá voi và cứu chúng khỏi nguy cơ tuyệt chủng?
Bước sang thế kỉ XVII, các đội tàu săn cá voi lớn bắt đầu hình thành với sự tổ chức quy củ và chặt chẽ hơn. Những thành tựu về máy móc công nghiệp sau đó làm cho hoạt động săn cá voi ngày một trở nên dễ dàng hơn.
Kết quả là đến thập niên 30 của thế kỉ XX, mỗi năm có đến 50.000 con cá voi bị giết. Sang đến giữa thế kỉ XX, số lượng cá voi mới sinh ra không đủ bù lại số cá bị con người giết hại.
Tổ chức IWC cũng khẳng định, trên thế giới vẫn tồn tại một số ngoại lệ mà việc săn cá voi vẫn được coi là hợp pháp. Ví dụ, người dân Inuit sống ở vùng biển Bắc Cực vẫn được phép săn cá voi nhằm duy trì nguồn thực phẩm thiết yếu đối với họ. Tuy nhiên, số lượng cá voi bị giết hại phải nằm dưới mức cho phép.
Tại nhiều nền văn hóa khác nhau, thịt cá voi là thành phần không thể thiếu của nền ẩm thực truyền thống. Tại Iceland, nhiều món ăn của người dân đất nước này được chế biến từ thịt cá voi (trong ảnh). Loại thịt này cũng được tiêu thụ nhiều ở Nhật Bản và Na Uy.
Quần đảo Faroe, Đan Mạch cũng là một địa phương có truyền thống đánh bắt và sử dụng thịt cá voi làm nguồn thực phẩm.
Hàng năm tại quần đảo Faroe, người dân còn tổ chức một lễ hội đánh bắt cá voi. Họ dồn một số lượng lớn cá voi từ ngoài biển vào một vịnh hẹp, rồi “chế biến” chúng ngay trên bãi biển.
Đây là hình ảnh một con cá voi bị xẻ thịt tại Nhật Bản. Nước này tiếp tục đánh bắt một số lượng lớn các loài cá voi ở Thái Bình Dương với mục đích “nghiên cứu khoa học”. Hành động này đã gặp phải sự phản đối của một số nước trong khu vực, trong đó có Australia và New Zealand.
Việc thịt cá voi được bày bán công khai tại các siêu thị và nhà hàng ở Nhật càng khiến cộng đồng quốc tế nghi ngờ mục đích thực sự của việc đánh bắt cá voi của nước này.
Bức ảnh trên ghi lại hình một con tàu đánh bắt cá voi của Nhật đang hoạt động, trên thân tàu có dòng chữ “legal research” (phục vụ cho việc “nghiên cứu hợp pháp”). Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc giết cá voi là trái đạo đức và việc thực hiện nghiên cứu khoa học không nhất thiết phải giết nhiều cá voi đến vậy. Thế nhưng, cuộc chiến pháp lý nhằm bảo vệ loài cá voi chắc chắn sẽ vẫn còn dai dẳng.
Tạm kết:
Theo Kenh14