Trong ảnh: một công nhân đang một đang đốt lò với một cái vạc đốt khổng lồ tại một nhà máy thép ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc, vào ngày 25 tháng Sáu, 2011. Dư thừa thép và các ngành công nghiệp khác là một trong những thách thức lớn phải đối mặt với nền kinh tế của Trung Quốc trong năm 2014. (STR / AFP / Getty Images)
Khi năm 2014 sắp đến, các công ty và ngân hàng tại Trung Quốc đều hối hả bận rộn thu hồi nợ và trả nợ tồn đọng. Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với vô vàn những vấn đề còn vướng mắc, gồm có thiếu hụt tiền tệ và tăng vọt các khoản nợ địa phương. Theo các chuyên gia, điều này có thể dẫn tới một làn sóng phá sản trong số các doanh nghiệp tư nhân.
Gần 98% các công ty tư nhân tại thành phố Ôn Châu, một trung tâm các doanh nghiệp tư phía đông Trung Quốc, đều có “hubao”, hay là các khoản đảm bảo. Cho vay tương hỗ – là một hình thức cho vay có trách nhiệm liên đới mà có thể giúp giảm hàng rào cho các doanh nghiệp tư vay tiền từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, khi nguồn cung tiền bị thắt chặt, thì một chiếc tàu chìm sẽ kéo theo nhiều cái khác nữa.
Chen Yixin, người đứng đầu chính quyền Đảng tại thành phố Ôn Châu bình luận rằng “hubao” là một vấn đề rất nan giải đối với phát triển kinh tế địa phương, và khả năng vận hành của khối tài chính địa phương trong tháng 12 cũng là một chỉ số trọng yếu.
Ông Chen nói thêm: “Nếu khối tài chính có thể cầm cự tiếp, thì kinh tế của Ôn Châu trong năm 2014 sẽ ổn định; ngược lại, nếu có vấn đề phát sinh, thì sẽ có một phản ứng dây chuyền”
Li Chengwen, chủ tịch tập đoàn Fato Trung Quốc, được trích dẫn trong báo cáo của tờ National Business Daily rằng sẽ không loại trừ khả năng một làn sóng phá sản như đã xảy ra tại Trung Quốc năm 2011.
5 Thách Thức Lớn:
Vào ngày 25 tháng Mười hai, trang Chinanews.com đã công bố bản đánh giá kinh tế với tiêu đề “Quan Sát Kinh Tế Cuối Năm: Nền Kinh Tế Trung Quốc Đối Mặt Với 5 Thách Thức”
Bản báo cáo đã trích dẫn lời ông Lu Zhengwei, nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Công Nghiệp Trung Quốc, cho rằng chướng ngại đầu tiên chính là suy giảm kinh tế, đó là rơi vào trạng thái “hơi lùi lại, có khả năng sẽ trượt trở lại vào tình trạng suy thoái”. Làm thế nào để duy trì sự ổn định và cải tổ kinh tế chính là một thách thức lớn của Trung Quốc trong năm 2014 này, ông Lu nói.
Thách thức thứ hai là sự xung đột giữa tăng trưởng dân số và nông nghiệp yếu kém. Theo dự báo, dân số Trung Quốc sẽ tăng lên 1,4 tỉ người vào năm 2020. Do đó, nhu cầu thực phẩm và nông sản sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, nền tảng để hỗ trợ cho phát triển sản xuất ổn định lại vô cùng yếu ớt. Hơn 50% phương tiện tưới tiêu quy mô vừa và nhỏ hoặc các dự án thủy lợi tại Trung Quốc lại rơi vào tình trạng hoặc là không phù hợp với nhu cầu, hoặc là cần thay thế, và hơn 1/3 máy móc nông nghiệp cần sửa chữa hay tái tạo lại.
Thách thức thứ ba là cung ứng tiền tệ M2 cao và thâm hụt tiền tệ lại xảy ra đồng thời. Mặc dù cung ứng M2 của Trung Quốc đã vượt qua 10 nghìn tỉ nhân dân tệ (1.65 nghìn tỉ đô la Mỹ), tình trạng thiếu tiền tệ vẫn thường xảy ra, và điều này có thể dẫn tới một đợt khủng hoảng tín dụng với lãi suất cho vay liên ngân hàng liên tục tăng cao.
Thách thức thứ tư là làm thế nào để quản lý rủi ro nợ xấu trong suốt tiến độ dự án xây dựng thành phố ở quy mô vừa và hỏ.
Thách thức thứ năm là xung đột giữa việc sản xuất thừa và nhu cầu việc làm. Vấn đề sản xuất thừa đối với thép chất lượng thấp, nhôm, xi măng, kính phẳng, và đóng tàu đang trở nên tệ hơn.
Cho đến khi các ngành công nghiệp lỗi thời này được loại bỏ, nó làm giảm triển vọng tăng trưởng việc làm. Đây là một vấn đề lớn vì năm 2014 có thể sẽ chứng kiến số lượng lớn nhất các sinh viên tốt nghiệp đại học đi tìm việc làm.
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên