Tinh Hoa

Có Phải Một Sao Chổi Đã Hủy Diệt Loài Voi Ma Mút Lông Xoăn?

Minh họa về voi ma mút lông xoăn (Shutterstock)

Liệu có khả năng một sao chổi là nguyên nhân gây tuyệt chủng các loài động vật lớn ở Bắc Mỹ – Voi Mamút Lông Xoăn, Con Lười Đất khổng lồ, và Hổ Răng Kiếm?

James Kennett là giáo sư danh dự tại Đại học California và Santa Barbara chuyên ngành khoa Khoa học Trái Đất đã thừa nhận rằng một sự kiện ngoài trái đất như vậy đã xảy ra 12.900 năm trước đây.

Giả thuyết của Kennett được công bố lần đầu vào năm 2007 đã gây nhiều tranh cãi , giả thuyết “Younger Dryas Boundary” (YDB) cho rằng một vụ va chạm của sao chổi đã thúc đẩy tiến trình thời kỳ Younger Dryas – thời kỳ làm lạnh toàn cầu, mà từ đó đã góp phần vào sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật và đã thay đổi sự thích nghi của loài người.

Kim cương nano là một trong những chất có được từ kết quả một vụ va chạm ngoài trái đất, và sự hiện diện của kim cương nano dọc Bull Creek tại Oklahoma Panhandle đã chứng minh thêm cho giả thuyết YDB.

Gần đây, một nhóm các nhà khoa học trái đất khác, gồm có Santa Barbara, Alexander Simms, và cựu nữ sinh Hanna Alexander thuộc Đại học California, đã kiểm tra lại việc phân bổ kim cương nano trong hồ sơ trầm tích tại Bull Creek, để xem xét liệu họ có thể tái tạo lại các bằng chứng cho nghiên cứu gốc hỗ trợ giả thuyết YDB hay không. Những phát hiện của nhóm nghiên cứu được ghi nhận trong kỷ yếu của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia.

“Chúng tôi đã có thể tái tạo lại một số kết quả của họ, và thực tế là chúng tôi đã tìm thấy kim cương nano ngay tại YDB”, theo phát biểu của Simms, phó giáo sư tại khoa Khoa học Trái đất. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng tìm thấy kim cương nano gần đây hơn trong hồ sơ trầm tích, vào một khoảng thời gian nào đó trong vòng 3000 năm qua”.

Những nhà nghiên cứu đã phân tích 49 mẫu trầm tích đại diện cho những giai đoạn thời gian khác nhau, với thiết lập điều kiện môi trường và khí hậu, và họ đã phát hiện mức độ lớn lượng kim cương nano ngay bên dưới và trên lớp trầm tích của YDB, và trong lớp trầm tích gần bề mặt Halocene gần đây.

Thế Halocene bắt đầu từ cuối thế Pleistocene 11.700 năm trước, và còn tiếp tục đến hiện nay. Những nhà nghiên cứu phát hiện rằng sự hiện diện của kim cương nano không phải là do thiết lập môi trường, hình thành đất, các hoạt động văn hóa, những thay đổi khí hậu khác, hay là số lượng thời gian trong đó môi trường là ổn định.

Việc phát hiện ra lượng tập trung lớn kim cương nano từ hai giai đoạn thời gian riêng biệt đã chỉ ra rằng bất cứ quá trình nào tạo ra lượng tập trung cao kim cương nano vào lúc khởi đầu của trầm tích Younger Dryas cũng đều có thể đã hoạt động tích cực trong thiên niên kỷ gần đây tại Bull Creek.

Simms bày tỏ: “Kim cương nano được tìm thấy với số lượng lớn tại YDB, điều này củng cố thêm cho học thuyết đó. Tuy nhiên, chúng tôi còn tìm thấy kim cương nano ở một địa điểm khác, cái mà có thể có hoặc không gây ra ởi một sự kiện nhỏ hơn nhưng tương tự gần đó”.

Một vụ va chạm thiên thạch “gần đây” thực tế có xảy ra gần Bull Creek, nhưng các nhà khoa học không biết chính xác xảy ra vào thời điểm nào. Một lượng lớn thứ hai các kim cương nano xảy ra vào một thời điểm nào đó trong vòng 3000 năm qua – điều này gợi ý rằng việc phân bổ kim cương nano không phải là duy nhất đối với Younger Dryas.

===
Chú thích của người dịch:

– Thế Holocen: (còn gọi là thế Toàn Tân) là một thế địa chất bắt đầu khi kết thúc thế Pleistocen, vào khoảng 11.700 năm trước[1][2] (vào khoảng 9.700 TCN) và còn tiếp tục ngày nay.
– Thế Pleistocen: hay thế Canh Tân là một thế địa chất, thời điểm bắt đàu của thế này về 2,588±0,005 triệu năm để bao gồm cả tầng Gelasia[1][2]. Thế Pleistocen là thế được tạo ra có chủ định để bao trùm thời kỳ gần đây nhất của các chu kỳ băng giá lặp đi lặp lại.

– Thời kỳ Younger Dryas: thời kỳ lạnh và hạn hán

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên