Chu Tất Đại là người thời Tống, chữ là Tử Sung, nhất tự Hồng Đạo, tổ tiên là người Quản Thành, Trịnh Châu. Tổ phụ tên Chu Danh Sân, ông qua đời tại Lư Lăng vào những năm Huyên Hòa, cho nên dựng nghiệp định cư tại Lư Lăng. Cha ông là Chu Lợi Kiến, từng là tiến sỹ thái học, đỗ đầu khoa thi tiến sỹ năm thứ 20 Tống Thiệu Hưng, đảm nhiệm chức Hộ Tào tại Huy Châu. Khi Hiếu Tông còn tại vị, ông không ngừng thăng quan tiến chức, làm quan đến chức tể tướng.
Chu Tất Đại lên ba thì cha mất, 11 tuổi thì mẹ qua đời. Thời niên thiếu một người bác làm quan nuôi và cho ông đi học. Sau khi thành niên, quan Tư Phong Lang tên Vương Bảo gả con gái cho Tất Đại. Năm 21 Tống Thiệu Hưng, Chu Tất Đại 26 tuổi đỗ tiến sỹ, năm sau ông đảm nhiệm chức quan huyện úy tại Cống Châu.
Năm Thiệu Hưng thứ 24, ông nhận chức giam quản tại phủ Lâm An và Tề Cục. Một hôm, trong cục xảy ra hỏa hoạn, cháy lan ra mấy chục hộ dân. Trong vụ án thẩm tra đứng đầu là quan ngự sử Phùng Thuấn Chiếu, Chu Tất Đại hỏi: “Nếu nguyên nhân vụ hỏa hoạn do quan cai quản gây ra, theo luật nên xử thế nào?” Đáp rằng: “Quan cai quản phải bị xử chết.” Chu Tất Đại lại hỏi: “Nếu hỏa hoạn là do quan chủ quản gây ra theo luật nên xử thế nào?” Quan ngự sử Phùng Thuấn Chiếu nói: “Theo luật thì bãi làm thứ dân.” Nên Chu Tất Đại quy trách nhiệm vụ hỏa hoạn về mình và bị bãi chức làm thứ dân, còn viên tiểu lại được miễn tội chết.
Sau khi Chu Tất Đại bị bãi chức, ông chỉ được dẫn vợ là Vương Thị và con trai mới chào đời là Chu Luân về nhà nhạc phụ là Vương Bảo tá túc. Khi đến nhà nhạc phụ, tuyết rơi nhiều, bốn phía mịt mùng, có một cậu bé đang quét tuyết trong sân. Nhạc phụ Vương Bảo đêm trước nằm mơ thấy mình quyét tuyết gặp tể tướng, đến khi gặp khách tới nhà lại là cậu con rể Chu Tất Đại bị phế chức, ông thở dài mà rằng: “Hôm nay quét tuyết đón khách, hóa ra lại là đón một quan viên thất chức.”
Sau khi ở nhờ tại nhà nhạc phụ Chu Tất Đạt khổ công học hành. Ba năm sau ông vào kinh sư ứng thí, ông trọ tại nhà một quan viên trong triều. Trong thời gian đó vừa hay thấy vị quan này mang cuốn Lỗ Bộ Đồ (bản vẽ quân sự), ông liền mượn về đọc. Đến hôm thi vừa hay ra chủ đề này, nên ông đỗ bác học khoa Hoành từ, nhận chức giáo sư phủ Kiến Khang.
Trước khi Chu Tất Đại đỗ bác học khoa Hoành từ, ông từng nằm mơ thấy mình đến địa phủ âm gian, gặp một phán quan đang chỉ trích một con quỷ phụ trách chuyện nặn hình thai rằng: “Người này sống trên thế gian có âm đức, tương lai sẽ làm tể tướng. Nhưng tướng mạo của ông ấy lại xấu xí như vậy, làm thế nào đây?” Thế là con quỷ nặn hình thai yêu cầu tể tướng đắp thêm râu, và vuốt hai bên hàm Chu Tất Đại bắt đầu đắp râu. Chu Tất Đại bừng tỉnh cơn mơ còn cảm thấy đau âm ỉ.
Thời Thiệu Hưng, Chu Tất Đại thậm chí còn được thăng chức lên đến làm tể tướng. Sau đó Chu Tất Đại vì bị liên lụy bởi bè phái trong triều tranh đấu khiến nhất loạt bị bãi chức, một hôm tình cờ gặp một tướng sỹ tới yết kiến Chu Tất Đại tại cổng nhà mình. Người tướng sỹ nói: “Tể tướng ở đâu?” Chu Tất Đại hành lễ đáp rằng: “Trước mặt ông chính là vị tể tướng đang ở nhà đợi giáng tội.”
Vị tướng sỹ nói: “Diện mạo của tể tướng sao lại xấu xí như vậy, phải chăng ông đang lừa ta?” Chu Tất Đại vẫn điềm nhiên mặt không biến sắc dẫn vị tướng sỹ vào trong phòng, mời ông ngồi. Vị tướng sỹ lại yêu cầu được yết kiến tể tướng, Chu Tất Đại lại nói: “Người đứng trước mặt ông chính là tể tướng đang ở nhà chờ giáng tội.” Lúc này vị tướng sỹ nắm lấy bộ râu dài của Chu Tất Đại nói: “Đúng là tể tướng rồi!” Chu Tất Đại nhớ lại cảnh trong giấc mộng khi trước, trong lòng âm thầm tin phục.
Cư sỹ Hoài Tây thời nhà Thanh tên là Chu An Sỹ trong cuốn “An Sỹ Toàn thư” vô cùng tôn sùng Chu Tất Đại: “Bản thân gây tội, người thế tục đều nghĩ cách tìm kế giáng họa cho người khác. Đây lại là chuyện vứt bỏ tiền đồ quan chức của bản thân mình mà gánh chịu tội lỗi của người khác? Khí chất và sự độ lượng từ nội tâm của tể tướng không thể đo đếm được.”
Tài liệu tham khảo:
“Chu Tất Đại Chuyện – Tống Sử”
“Đức Dục Cổ Giám” (Gương xưa về Đức Dục) của Sử Ngọc Trình thời nhà Thanh
“An Sỹ Toàn Thư” của Chu An Sỹ thời nhà Thanh.
Tác giả: Xuất Phàm
(Theo Minh Huệ Net)