Một ngày, A Na Luật cùng 4 vị đồng tu mới gia nhập ngồi thảo luận với nhau: Cái gì là khổ nhất?
Một vị nói: “Con người khổ nhất là lòng tham dục, khi lòng tham dục không được thỏa mãn, thật sự là khổ. Không ngôn ngữ nào diễn tả được”.
Một vị nói: “Trong nhân sinh, khổ nhất là không được ăn no, dạ dày cứ kêu réo mãi, thật là khổ khó có gì sánh được”.
Một vị nói: “Con người khổ nhất là khi tức giận, oán thù, nộ khí bốc lên, lửa từ mắt phóng ra, khi đó cái tâm thật là quá khổ”.
Một vị lại nói: “Con người khổ nhất là sự nhát gan, trước sợ lang sói, sau sợ hùm beo, không có một giây phút nào cảm thấy bình an”.
Đúng lúc Phật đi qua nghe thấy bọn họ đàm luận bèn đưa ra lời giáo huấn: “Các con đều chưa nói được cái gốc của khổ, tất cả những điều các con nói đều xuất phát từ những thói quen từ tiền kiếp dưỡng thành, nó khiến cho các con đưa ra những thiên kiến đó. Trong số các con, có người từng là chim bồ câu chuyển thế, vì vậy nên cho rằng dục niệm là khổ; có người kiếp trước là con chim ưng bị đói chuyển thế nên cho rằng đói là khổ, có người là rắn độc chuyển sinh nên nghĩ sân hận là khổ, có người kiếp trước là thỏ nên luôn cảm thấy sợ hãi là khổ. Tất cả những điều khổ nhất trên thế gian này, đều xuất phát từ thân thể”.
Bị làm người chính là phải chịu khổ. Vì thế nếu muốn thoát ly bể khổ thì chỉ có phương pháp duy nhất là tu luyện.
(Theo “Pháp Cú Kinh”)
Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.
Link gốc: http://vietdaikynguyen.com/v3/art-culture/nguyen-nhan-cua-kho/
Theo Việt Đại Kỷ Nguyên