Tinh Hoa

Những người mẹ nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa


Trung Quốc cổ đại có rất nhiều phụ nữ là mẹ của các bậc danh nhân trong lịch sử Trung Hoa. Sự dạy dỗ đức độ, trí tuệ và sự hậu thuẫn từ những người mẹ mẫu mực này đã giúp định hình nên vận mệnh cho con cái và cả đất nước của họ.

Một trong số đó là Nhạc Mẫu – thân mẫu của đại tướng quân Nhạc Phi, sinh năm 1103, cuối triều Bắc Tống. Cha mẹ của Nhạc Phi là nông dân chất phác sống ở nơi ngày nay là tỉnh Hồ Nam.

Khi Nhạc Phi còn là một thanh niên, Trung Hoa thường xuyên bị quân Nữ Chân tấn công từ phía bắc. Khi đó, triều đình nhà Tống gấp rút tuyển mộ quân sĩ để bảo vệ biên cương.

Chuyện kể rằng, Nhạc Phi rất hiếu thảo và thương mẹ nên chỉ muốn ở nhà phụng dưỡng mẹ thay vì nhập ngũ. Nhưng mẹ của ông đã không cho phép con trai trốn tránh nghĩa vụ của mình.

Biết con mình đang băn khoăn giữa chữ “Trung” và chữ “Hiếu”, Nhạc Mẫu đã động viên con trai hãy nắm lấy vinh dự được đứng lên bảo vệ tổ quốc.

Nhằm khích lệ tinh thần cho Nhạc Phi, bà đã xăm 4 chữ lên lưng ông: “Tận – Trung – Báo – Quốc”. Câu đó có nghĩa là “trung thành phục vụ đất nước”.

Nhờ những lời cầu chúc và sự động viên không ngừng từ người mẹ của mình, Nhạc Phi đã nhập ngũ và sau đó đã trở thành một trong những đại tướng quân uy dũng nhất triều Nam Tống.

Năm 1136, khi nghe tin mẹ qua đời, Nhạc Phi đã xin nghỉ phép về quê chịu tang mẹ. Nhưng ông lại bị triệu hồi để nhận nhiệm vụ chống quân Kim xâm lược từ phương Bắc.

Ngày nay, tướng quân Nhạc Phi là biểu tượng cho lòng hiếu thảo và trung kiên. Và mẹ của ông cũng được người đời tôn kính vì đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên vận mệnh của con trai mình.

Lịch sử Trung Quốc cổ đại còn ghi chép về một người mẹ khác, đó là bà Chương thị, mẹ của Mạnh Tử–một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Trung Quốc, sống vào thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên.

Mạnh Tử mất cha từ nhỏ, và lớn lên bằng sự nuôi nấng của một mình mẹ ông. Dù gia cảnh rất nghèo khó nhưng điều đó không thể ngăn bà tìm một môi trường thật tốt cho việc nuôi dạy con trai của mình.

Chuyện kể rằng Mạnh mẫu đã chuyển nhà ba lần trước khi tìm được một nơi phù hợp.

Ngôi nhà đầu tiên ở gần một nghĩa địa. Bà để ý thấy Mạnh Tử hay bắt chước những người khóc lóc đưa tang, và nhận ra đây không phải l&a
grave; một môi trường tốt cho con trai bà. Do đó bà đã chuyển đến sống gần một khu chợ. Thế nhưng ngay khi bà thấy Mạnh Tử nhại theo giọng điệu tranh cãi mặc cả của dân buôn ở đó, bà lại quyết định dọn nhà một lần nữa. Bà không muốn con trai mình cư xử như dân chợ búa, vì theo quan niệm ở Trung Quốc ngày xưa, các lái buôn và thương nhân được coi là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.


Mạnh mẫu sau đó đã chuyển đến gần một trường học. Khi thấy Mạnh Tử học theo phong thái của các thư sinh, bà cho rằng đây chính là nơi phù hợp để nuôi dạy con cái. Nhờ ảnh hưởng của các học giả ở đó mà cậu bé Mạnh Tử đã chuyên cần học tập và khi trưởng thành đã trở thành một trong những học giả Nho giáo nổi tiếng nhất lịch sử.

Ngày nay, câu “Mạnh mẫu tam thiên” (“Mạnh mẫu chuyển nhà ba lần”) là một thành ngữ nổi tiếng trong kho tàng tiếng Trung. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường lành mạnh trong việc nuôi dạy con cái.

Tác giả: Tiến sĩ Margaret Trey

(Theo NTDTV)