Tinh Hoa

3 lý do không nên sử dụng đồ nhựa, kể cả sản phẩm không chứa BPA

Hàng ngày, hàng giờ, bạn đang tự đưa chất độc vào cơ thể mình mà không hề hay biết. Việc lạm đồ nhựa thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và gia đình, kể cả sản phẩm không chứa bisphenol A (BPA).

Ảnh minh họa

Mặc dù những mối nguy hại đối với sức khỏe liên quan tới  BPA đã được biết đến từ hơn 70 năm qua, nhưng mãi cho đến gần đây, khi nhận thức cộng đồng được nâng cao, các nhà sản xuất mới bắt đầu ngừng sử dụng loại vật liệu này.

Một trong những mối quan tâm chính của người tiêu dùng là những hiệu ứng giả estrogen của BPA, nó không những làm mất cân bằng hormone tự nhiên trong cơ thể, mà còn liên quan đến các vấn đề sức khoẻ như sinh sản, dị tật bẩm sinh, ung thư vú, bệnh tim, gan và rối loạn thần kinh.

Đứng trước nhiều bằng chứng và nỗi lo sợ của người tiêu dùng khi tiếp xúc với BPA, các nhà sản xuất nhựa đã lợi dụng sự khủng hoảng niềm tin của tiêu dùng và biến nó trở thành cơ hội. Họ tung ra hàng trăm sản phẩm không chứa BPA trên thị trường. Khi các sản phẩm mới không chứa BPA xuất hiện, người ta có cảm giác chúng sạch hơn và an toàn hơn, từ đó yên tâm dùng sản phẩm nhựa mà không sợ độc tính.

Tiếc thay, nhiều sản phẩm thay thế không chứa BPA đang được thử nghiệm cũng nguy hiểm như sản phẩm chứa BPA, thậm chí trong một số trường hợp nó còn gây tác hại nhiều hơn cho sức khỏe của bạn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do tại sao nhé:

1.Bạn đang nạp vào cơ thể nhiều BPA hơn bạn tưởng

Bởi vì các nhà sản xuất không có nghĩa vụ phải công khai các loại hóa chất có trong các sản phẩm nhựa mà họ sản xuất. Hầu hết chúng ta hàng ngày đều đang vô tình tiếp xúc với các tác nhân gây rối loạn nội tiết tố. BPA và các hóa chất lạ khác đang xâm nhập vào cơ thể thông qua các hộp đựng thực phẩm, chai nước, đường ống nước PVC, các loại thực phẩm đóng hộp và thậm chí cả giấy in hoá đơn. Nếu như bạn không đặc biệt lưu tâm thì rất khó để nhận biết và phòng tránh BPA.

2.“Không chứa BPA ” không có nghĩa là lành mạnh hay không độc hại

Khi áp lực xuất hiện buộc ngành công nghiệp nhựa phải cho ra đời các sản phẩm thay thế không chứa BPA, người tiêu dùng đã được đáp ứng, nhưng những gì họ nhận được không phải là sản phẩm không chứa hoá chất nguy hiểm, chỉ là không có BPA.

Trong số những thành phần thay thế cho BPA, phổ biến hơn cả là các hoá chất thuộc họ bisphenol, đặc biệt là bisphenol S (BPS) vốn có những tác động gây rối loạn nội tiết tương tự BPA. Vì vậy, sự thay đổi đột ngột từ BPA sang BPS và những thay thế mang tính hóa học khác hoàn toàn không làm cho sản phẩm trở nên sạch hơn, lành mạnh hơn và an toàn hơn, mà chỉ đơn thuần là sự khác nhau về tính chất hóa học, thậm chí khả năng ảnh hưởng của chúng rất ít được biết đến.

Theo trang GreenMedInfo.com, thực ra BPS có nhiều tác hại hơn do nó không thể phân hủy và có thể tích tụ lâu hơn trong cơ thể.

3.Chính phủ cũng không bảo vệ bạn

Chính phủ đã làm rất nhiều việc tốt, nhưng bảo vệ người tiêu dùng khỏi phơi nhiễm hóa chất độc hại lại không phải là việc của họ. Điều thực sự đáng lo ngại là danh mục hóa chất được quy định trong luật không chỉ thiếu sức thuyết phục, mà thực sự đã rất lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại.

Bộ luật chủ yếu vốn có nhiệm vụ bảo vệ chúng ta, dẫn chứng như Đạo luật Kiểm soát các chất độc hại, chẳng được cập nhật gì kể từ năm 1976! Nhưng hiện tại, các công ty hóa chất không bị buộc phải chứng minh tính an toàn trong các sản phẩm của mình, vì vậy họ không có động cơ để nghiên cứu độc tính của sản phẩm — hoặc công khai kết quả từ những nghiên cứu (nếu có) mà họ đã làm.

Những giải pháp an toàn

Vậy đâu là giải pháp xử lý sáng suốt đối với các sản phẩm nhựa bọc của chúng ta? Dưới đây là một vài gợi ý đơn giản giúp bạn hạn chế tiếp xúc với nhựa:

Làm thế nào để phòng tránh các loại hóa chất có nguy cơ xâm nhập vào thức ăn và cơ thể của bạn? Dưới đây là danh mục các vật phẩm không nên sử dụng và những lựa chọn thay thế được công bố trên báo Washington Post:

Không nên sử dụng:

Lựa chọn thay thế:

Theo vietdaikynguyen.com