Tinh Hoa

Ngông cuồng bắn Thiên Thần, bị sét đánh chết

Thương Thang diệt Hạ Kiệt, lập nên nhà Thương, chính quyền nhà Thương đời đời tiếp nối, đến thế kỷ thứ 14 Vũ Ất đăng cơ. Vũ Ất không tin đạo Trời và có ý đối nghịch với Thiên Thần.

Một lần, y lệnh cho thợ điêu khắc trạm trổ một bức tượng gỗ, đạo mạo uy nghiêm, áo quần là lượt, Vũ Ất nói coi đó là “Thiên Thần”. Sau đó Vũ Ất mời “Thiên Thần” cùng y đánh bài đặt cược thắng thua. Bức tượng gỗ “Thiên Thần” thực ra đâu biết bài binh bố trận, mà là một thần tử phụng mệnh thay “Thiên Thần” đánh cờ. Khi đánh cờ, Vũ Ất đánh nhanh như chớp, còn đối phương thoái nhượng từng bước một… Sau cùng “Thiên Thần” thua cuộc. Vũ Ất ha ha ha cười lớn, đứng lên, dương dương đắc ý, sải bước “chân cọp” trên đại điện, giơ chân đạp một cái đổ bức tượng được cọi là “Thiên Thần” đó, mà rằng: “Ngươi đã là ‘Thiên Thần’, sao lại vô năng như vậy, thua ta dễ dàng vậy sao? Ta thấy nhà ngươi căn bản không xứng gọi là ‘Thiên Thần’.” Vũ Ất vừa nói vừa tiện tay rút thanh kiếm dài đeo bên người của cận vệ, chém nham nhở lên thân tượng gỗ. Bức tượng gỗ chẳng mấy chốc biến thành những miếng gỗ vụn.

Lần nọ, Vũ Ất dùng da thú may thành một cái túi lớn, trong đó chứa đầy máu tươi. Sau đó y ra lệnh cho thuộc hạ, treo túi máu đó trên một cái giá gỗ cao. Chẳng phải người ta nói có “Thiên Thần” hay sao? Chẳng phải “Thiên Thần” từ trên cao chót vót cúi xuống nhìn nhân thế hay sao? Chẳng phải nói “Thiên Thần” cũng có máu có thịt hay sao? Được, túi máu treo trên không trung vòi vọi kia, hãy coi đó là “Thiên Thần”. Vũ Ất đứng dưới túi máu, đứng rất vững chãi, giương cung, lắp tên dài, nói với quần thần hai bên: “Hãy xem đây, ta muốn bắn thứ ‘Thiên Thần’ này!” Mũi tên phóng đi, túi da rơi “bịch” một tiếng, rách một lỗ lớn, máu tươi đổ “ào” nghe như tiếng thác đổ lênh láng trên mặt đất…

“Ta đã bắn chết ‘Thiên Thần’ rồi! Ta đã bắn chết ‘Thiên Thần’ rồi!” Vũ Ất cười điên dại, chấn động bốn phương.

Vũ Ất tại vị tới năm thứ 05, có lần đi săn giữa sông Hoàng Hà và sông Vị Thủy, đột nhiên, sấm chớp đan xen nhằng nhịt. Sấm sét ầm ầm đánh chết Vũ Ất, tình cảnh vô cùng thê thảm.

 

Những bạo chúa trong lịch sử, đều lợi dụng quyền thế trong tay, làm theo ý mình, hết thảy mọi việc xấu xa trong thiên hạ hầu như đều không từ, Thương Vũ Ất vương thời nhà Thương, là một trong những gương điển hình đó.

Những vị quân vương anh minh, vì muốn lê dân trăm họ được che chở, có thế thống trị ổn định, lâu bền, đều tổ chức những nghi lễ tạ ơn Trời rất long trọng, cầu mong Thiên Thần bảo hộ. Biết kính sợ Thiên Thần, ở một mức độ nào đó, cũng khiến những vị quân vương thời xưa có thể nhìn thấy những thiếu sót của bản thân, biết tiết chế quyền lực trong tay mình ở mức độ vừa phải, có tác dụng ước chế hành vi của các vị quân vương.

Những vị vua đời sau, lấy câu chuyện này răn đe rằng phải kính trọng Thiên Thần, nếu không sẽ bị Thiên Thần trừng phạt, đây chính là điều khắc chế những cuồng vọng của các vị quân vương đó, khiến họ biết kiêng kị khi hành sự. Con người phải kính trọng Thiên Thần, nếu không sẽ không có được kết cục tốt. Chu Nguyên Chương, hoàng đế nhà Minh, từng nói: “Những người có tâm kính sợ Thần linh, là những người vui vẻ nhất, hạnh phúc nhất.” Chỉ cần trong tâm mình biết kính sợ Thiên Thần, khi hành sự mới không tự ý làm điều xằng bậy; những kẻ làm liều mà không biết kinh sợ, sau này ắt sẽ gặp phải kết cục bi thảm, nhưng tuyệt đối không thể dung tha!

( Trích lược từ Minh Huệ Net)