Tinh Hoa

Nâng ngực ảnh hưởng xấu tới việc mang thai !

Cô Liu ly dị chồng cách đây 7 năm khi chỉ mới 25 tuổi. Cô cho rằng phụ nữ sẽ không được chú ý tới nếu không có ngực. Để tìm thấy hạnh phúc sau ly hôn, cô chú trọng tới việc cải thiện các con số hình thể.Cô quyết định phải cải thiện số đo vòng 1 để trở nên đẹp hơn.

 

(Ảnh chụp năm 2003 của Getty : Bác sĩ phẩu thuật thẩm mỹ đang đo ngực của cô Lucy Hao trước khi tiến hành nâng ngực ở bệnh viện Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 6/8/2003. Hình của cô Lucy Hao, 24tuổi, nhà kinh doanh đồ trang sức)

 

“Tôi đã đi đến một phòng khám nhỏ để phẫu thuật sau khi xem một tờ quảng cáo phát trên đường .Thời gian đó tôi không có nhiều tiền.” Cô Liu thực sự hối hận về quyết định của mình vào thời điểm đó. Cô sử dụng phương pháp tiêm Polyacrylamide gel (PAAG) . Tuy nó ít tốn kém nhưng cô không biết rằng nó chứa đựng nhiều nguy hiểm.

Cô làm việc chăm chỉ và sống độc thân trong vòng 5 năm ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Hai năm trước, cô tái giá.” Sau khi kết hôn, chồng tôi phát hiện việc tôi nâng ngực, nhưng ông rất hiểu cho tôi.” Hôn nhân mới này mang hạnh phúc cho cô Liu, lúc đó cô đã có một con với chồng trước, giờ cô muốn có thêm một người con nữa.

Sau bảy năm, trên ngực xuất hiện một khối u do tiêm thuốc, cô có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư. Khối u cũng là trở ngại dẫn tới việc mang thai. Cả hai vợ chồng cô đã đến thăm hầu như tất cả bệnh viện của thành phố Hàng Châu. Các bác sĩ đều đưa ra kết luận tương tự như sau : Một người phụ nữ sau khi nâng ngực bằng cách tiêm PAAG vào ngực sẽ không thể cho con bú vì có hại cho đứa bé. Do sự rò rỉ hoá chất giữa các ống dẫn sữa, em bé sẽ nuốt phải gel trong cơ thể người mẹ. Cô Liu cảm thấy vô cùng thất vọng vì điều đó.

Hôm qua, cô Liu đã rời bệnh viện tỉnh để lấy bỏ những thứ cô đã tiêm vào ngực, cô quyết định vĩnh biệt chất PAAG, nó đã làm cô khổ sở một thời gian dài.

Gel Polyacrylamide là một loại chất liệu mềm. Nó được nhập khẩu vào Trung Quốc từ năm 1997. Theo một thống kê chính thức, có khoảng 300.000 người Trung Quốc nâng ngực bằng cách sử dụng PAAG.

Các thành phần acrylamide trong cấu trúc PAAG đã được chứng minh là độc hệ thần kinh trung ương và cơ quan sinh sản của con người. Nó cũng là một trong các chất gây ung thư. PAAG đã bị cấm ở Trung Quốc từ năm 2006. Dù tiêm PAAG vào ngực dễ dàng nhưng muốn lấy chất đó ra thì cực kỳ khó.

Theo Kan Zhong Guo