Chọn lựa giữa lợi từ mỗi cơ hội kinh doanh hay công lý và chính nghĩa có thể không dễ. Trong xã hội hiện đại, những người không có nguyên tắc đạo đức ở khắp mọi nơi. Có một câu nói là “Kinh doanh là kinh doanh.” Trong khi một số công ty theo đuổi lợi nhuận như là mục đích duy nhất, chúng ta hãy xem hai ví dụ điển hình về quản lý kinh doanh trước khi chúng ta kết luận xem nên chọn giữa lợi hay nghĩa.
Bạch Khuê được lợi từ lòng từ bi
Bạch Khuê là một thương gia nổi tiếng tại thành phố Lạc Dương trong thời Chiến Quốc (475-221 trước Công nguyên). Ông được cho là một học trò của cao nhân Quỷ Cốc Tử (một triết gia thời Trung hoa cổ đại cùng thời). Bạch Khuê là một quan chức của nước Ngụy. Sau khi thăm viếng nước Tề và Tần, ông đã trở thành một chiến thuật gia về kinh tế nổi tiếng và là một chuyên gia trong lãnh vực quản lý tài chính. Theo Hán thư, Bạch Khuê là người đầu tiên soạn thảo những lý thuyết về thương mại và mậu dịch.
Khi Bạch Khuê quản lý tài chính cho quốc gia, ông đã nhìn vào toàn cảnh. Dù không bỏ qua một cơ hội kiếm tiền hay kinh doanh nào, ông không bao giờ dính líu đến những hành vi phi pháp. Chú tâm đến việc giao lưu hàng hoá và phát triển mặt hàng, ông có thể bán hàng hoá sinh lợi cho mình một cách nhanh chóng. Khi một loại hàng hóa nào đó quá thặng dư và những kẻ đầu cơ chờ cho giá xuống thấp trước khi mua một số lượng rất lớn, ông Bạch đã mua mặt hàng này với giá cao hơn giá thị trường. Khi hàng này khan hiếm, trong khi những kẻ đầu cơ chứa đầy kho hàng chờ giá lên cao rồi mới bán, ông Bạch đã nhanh chóng bán hàng của mình với giá thấp hơn giá thị trường để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Cách quản lý kinh doanh của ông đảm bảo để ông có lợi thế là sẽ kiếm được rất nhiều lợi. Đồng thời, nó bảo đảm cho sự quân bình giữa cung và cầu và giá cả của mặt hàng đó. Một cách chắc chắn, Bạch Khuê đã bảo vệ lợi ích của các hộ nông dân, cá thể thủ công nghiệp, và người tiêu thụ nói chung.
Trong thời Chiến Quốc, ngành kinh doanh châu báu giữa những người giàu có, vương giả kiếm được nhiều lợi nhất. Bạch Khuê đã chọn buôn bán những mặt hàng nhu yếu phẩm và giao thương với những thường dân. Nguyên tắc của Bạch Khuê là “lợi ít nhưng bán nhiều”. Ông không tăng giá cao nhưng lại kiếm được nhiều lợi bằng cách bán hàng nhanh và mở mang thêm thị trường của mình. Bạch Khuê có thiên khiếu nắm bắt cơ hội. Ông dựa vào lịch cổ Mộc tinh cùng lý thuyết ngũ hành. Vận dụng tri thức thiên văn học, khí tượng học, ông đã tiên đoán và giao thương dựa trên những chu kỳ mùa màng tốt hay xấu. Ông thu mua những vụ mùa chất lượng, giá thành rẻ vào những năm có thời tiết tốt và bán chúng với giá cao trong những năm có thời tiết xấu. Bằng cách này, ông đã giúp nhiều người vượt qua những nạn đói. Trong khi đó, tài sản của cải của ông tăng rất nhanh. Bạch Khuê gọi cách quản lý kinh doanh này là “nhân thuật”.
Những nguyên tắc công lý của người sáng lập các công ty Nhật Bản
Shibusawa Eiichi được gọi là cha đẻ của các công ty Nhật bản. Ông là người đầu tiên sử dụng những tư tưởng của Nho gia trong quản lý kinh doanh. Chuyển từ chính trị sang kinh doanh vào tuổi 33, ông đã thề rằng sẽ theo đúng những tiêu chuẩn trong Luận ngữ của Khổng tử trong những hoạt động kinh doanh của mình. Trong sự nghiệp của Shibusawa, ông đã thành lập hơn 500 công ty trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm tài chính, sản xuất giấy và dịch vụ vận chuyển. Ông là người lãnh đạo về kinh doanh trong thời Minh Trị và Đại Chính. Vào năm 88 tuổi, ông đã viết quyển sách nổi tiếng của mình, “Luận ngữ và Bàn tính” (Analects and the Abacus), tin tưởng rằng những lời dạy trong Luận ngữ (của Nho giáo) và trong làm ăn là tương hành với nhau. Ông lý luận rằng khi thấy được một cơ hội kiếm lợi nhuận, nếu một người nghĩ cách làm thế nào để thực hiện một cách công bằng và chính trực, thì việc kiếm lợi nhuận đó sẽ là một hành động thiện tâm. Một phần trong Luận ngữ nói rằng “Theo đuổi lợi nhuận sẽ sinh ra oán hận lớn”. Người quân tử hành xử bản thân một cách công bằng và chính trực, trong khi kẻ tiểu nhân thường hành động chỉ vì lợi cá nhân.
Shibusawa không bao giờ chạy theo cơ hội. Ông biết rằng mua trái phiếu đường sắt của chính phủ sẽ đem lại cho ông rất nhiều lợi nhuận nhưng ông đã không làm như thế. Ông tin rằng nếu ông kiếm lợi bằng cách suy đoán, nó sẽ tạo cho ông một thói xấu mà có thể mất tất cả những gì ông có, khánh kiệt tài sản, và tệ hơn nữa, đem lại sự mất mát lớn cho các nhà đầu tư của ông. Một người đầu tư nên là một người đứng đắn, không nên là một kẻ bất lương. Vì thế Shibusawa đã đặt giá trị và ảnh hưởng của công việc đầu tư của mình vào xã hội lên trước lợi nhuận.
Tranh luận về Nghĩa và Lợi: Điều gì đặt trước?
Ở cả phương Đông và phương Tây, vấn đề xem điều gì đặt trước, nghĩa hay lợi [cá nhân], vẫn chưa được giải quyết. Đây là hai điều trái ngược hay tương quan với nhau? Theo đuổi lợi ích cá nhân và tránh mất mát hình như là bản chất của con người. Tuy nhiên, khi lợi ích thực tế mâu thuẫn đến giá trị công lý chung, thì điều gì nên phải hy sinh?
Một trong bốn cuốn sách kinh điển của Nho gia, Đại học, có viết, “Một người quân tử phải chú ý tu đức bản thân. Nhờ đức, một người có được sự kính nể của người dân; nhờ dân, người đó có đất đai; nhờ đất đai, người đó tạo ra của cải; với của cải, người đó có thể dùng nó. Đức là gốc, và của cải là những ngọn cây”. Do đó, Khổng tử đã giảng, “Thấy lợi xét nghĩa”, “Làm giàu bất nghĩa đối với ta cũng tựa phù vân”, và “Người quân tử hiểu tầm quan trọng của nghĩa, kẻ tiểu nhân chỉ biết sự quan trọng của lợi.” Những thương nhân thời xưa ở Trung Quốc qúy trọng lời dạy của Nho giáo vốn tin vào nguyên tắc “Người quân tử muốn của cải sẽ kiếm nó bằng con đường ngay chính”.
Amartya Sen, một người được giải Nobel nói rằng khi kinh tế phát triển, thì cần phải quay lại với đạo đức, vì bất kể con người cố thoát khỏi sự hạn chế của đạo đức như thế nào, họ sẽ bị thất bại vì đạo đức là một thuộc tính tự nhiên của các hoạt động kinh tế.
Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã giảng về phú (của cải) bằng một luận thuật căn bản hơn:
“Đức là tích từ đời trước; vua, quan, phú, quý thảy đều từ đức mà ra, vô đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết. Vậy nên kẻ mưu quyền kẻ cầu tài ắt phải tích đức, chịu khổ hành thiện là có thể tích đức từ quần chúng.” (“Giàu mà có Đức” từ Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Đạo đức phải là tiêu chuẩn tối hậu và căn bản của tất cả mọi hoạt động. Những hoạt động về kinh tế phải là những hành động vô ngã nhưng cũng mang lại lợi nhuận cho thương nhân. Như thế, một thương nhân càng làm nhiều điều tốt cho người khác, thì người đó càng được nhiều lợi như là một sự tưởng thưởng. Nghĩa và lợi phải là một thể thống nhất. Của cải và lợi nên đến từ những việc làm phù hợp với công lý và chính nghĩa.
Các công ty cũng phải chọn lựa giữa thiện và ác
Trước sức hấp dẫn của những món lợi to lớn, không phải ai hay một công ty nào cũng được trang bị những con mắt biết nhìn xa trông rộng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xây Vạn lý Hỏa thành để ngăn chặn tự do tin tức mạng. Mọi người đều biết đây là điều ác. Nhìn thấy thị trường 300 triệu người dùng mạng internet tại Trung Quốc, là thị trường lớn nhất thế giới, Microsoft đã chọn cách chủ động hợp tác với những hành động tà ác này, trong khi đó Google đã chọn đi theo nguyên tắc đạo nghĩa “không làm điều ác” và rời khỏi thị trường Trung Quốc.
Ngân hàng Dresdner đã từng tích cực hợp tác với Đức Quốc xã. Để gánh chịu trách nhiệm đạo đức của mình và để đánh thức lương tâm của những ngân hàng khác, ngân hàng này sau đó đã dùng rất nhiều nhân lực và tài chính để điều tra những tội ác trước đây của Đức Quốc xã và phơi bày cho công chúng. Khi công bố bản báo cáo điều tra, ông Wulf Meier, một thành viên hội đồng lãnh đạo ngân hàng đã nói, “Chúng ta phải trình bày những tin tức này đúng như nó xảy ra. Dù có đau đớn đến đâu, chúng ta cũng phải chấp nhận những sự thật này”. Ông đã nhấn mạnh rằng tất cả những hành động vô nhân đạo đều bắt đầu từ những việc nhỏ, và lịch sử đã cảnh cáo chúng ta về điều này mỗi ngày.
Từ khi Giang Trạch Dân và chế độ của ông ta phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999. Bạc Hy Lai đã theo sát Giang Trạch Dân và dành mọi nỗ lực để đàn áp pháp môn này để kiếm lợi cho cá nhân. Mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công để cấy ghép bất hợp pháp và bán thi thể của họ cho một công ty kiếm lời cho Bạc Hy Lai, vợ của ông ta là Cốc Khai Lai, và đồng minh về chính trị Chu Vĩnh Khang. Gunther Von Hagens đã chọn đầu tư vào một “xưởng gia công thi thể” tại Đại Liên vào tháng 08 năm 1999 (thi thể người bị cắt đi một phần và được “nhựa hóa” phần còn lại và sau đó được dựng lên theo hình dạng như đang sống và được dùng như một phần của các cuộc triển lãm “Thế giới cơ thể” (Body Worlds của Von Vagens). Ông ta nói với các phóng viên khắp thế giới rằng mình chọn thành lập công ty tại Đại Liên vì “được chính quyền ủng hộ, có chính sách đặc quyền, nhân công tốt, lương thấp, cũng như có nguồn cung cấp thi hài dồi dào”. Những thi hài mà nguồn gốc không biết là từ đâu đã kiếm bạc tỉ cho những người này. Những ai còn lương tâm đều cảm thấy đau đớn. Có bao nhiêu tội ác tày trời đã xảy ra đằng sau những cuộc triển lãm ghê rợn này?
Tiến sĩ Gunther von Hagens – sáng lập công ty Von Hagens Plastination bên các “tác phẩm” của mình
Trong thực tế, những thương nhân coi trọng giá trị công lý và chính nghĩa có vẻ bị bất lợi khi so sánh với những người chỉ biết lợi lộc và làm giàu. Tuy nhiên, chính nghĩa và lợi có quan hệ tương quan căn bản; có một khoảng cách về thời gian – không gian giữa hai điều này. Một người phải nên tích đức trước và lợi sẽ đến sau. Đạo đức vô hình, lợi ích hữu hình. Người thường không nhìn thấy đức và vì thế không tin tưởng vào điều này. Chỉ có những người giác ngộ mới thấy được pháp lý cao tầng về nhân – quả. “Nhà nào tích thiện – đức thì con cháu hưởng tương lai tốt đẹp; nhà nào không tích thiện – đức sẽ để lại tai ương”. Những ai hành thiện và theo đúng những nguyên tắc công lý và chính nghĩa là đang tạo nền móng vững chắc cho tương lai tốt đẹp cho chính họ. Những ai làm giàu bằng những hành động tà ác là đang đào một đường hầm đổ nát.
Những công ty chân chính phải tạo phúc cho nhân loại để theo đuổi những lợi ích dài lâu cho chính họ và nhân viên của họ, xin hãy nhớ nguyên tắc tạo lợi nhuận – đó là công lý và chính nghĩa. Xin hãy trân quý lương tâm của bạn và hãy chọn lựa đúng giữa thiện và ác trong giai đoạn lịch sử quan trọng này.
( Đường Phong, nguồn: Minh Huệ)