Các vành đai thiên thạch là một trong những địa điểm lý tưởng trong Hệ mặt trời có thể tìm thấy sự sống, theo một giả thuyết khoa học mới được công bố.
Có thể tìm thấy sự sống ở vành đai thiên thạch. Ảnh: Science Photo Libary. |
Các thiên thạch thường được biết đến với những nỗi sợ hãi gây ra những cuộc tuyệt chủng sau khi chúng va chạm với Trái đất.
Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc trường đại học Colorado ở Boulder và Viện nghiên cứu khoa học kính thiên văn không gian ở Baltimore (Mỹ) cho rằng vành đai thiên thạch trong Hệ Mặt trời của chúng ta có thể là nơi tồn tại sự sống.
Vành đai thiên thạch, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, là khu vực bao gồm hàng triệu thiên thạch lớn nhỏ khác nhau. Khu vực này cũng gần ‘đường tuyết’ – biên giới của một khu vực lạnh giá nơi những vật chất dễ bay hơi như nước băng không bị Mặt trời làm tan chảy.
Các nhà khoa học cho rằng những khu vực như vậy sẽ là địa điểm lý tưởng để tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Kết luận này được đưa ra dựa trên kết quả phân tích các mô hình lý thuyết các quan sát về các hành tinh có kích cỡ tương đương sao Mộc bên ngoài Hệ Mặt trời và các đĩa thiên thạc quanh các ngôi sao trẻ.
Tại thời điểm khi các hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt trời của chúng ta đang hình thành, vùng bên ngoài danh giới “đường tuyết” chứa mật độ dày đặc hỗn hợp nước băng, đá và kim loại. Những vật chất này giúp hình thành các hành tinh khổng lồ như sao Thổ.
Khi sao Thổ được hình thành, sức mạnh lực hấp dẫn của nó ngăn cản các vật chất bên trong quỹ đạo của nó kết hợp với nhau để hình thành nên các hành tinh khác. Thay vào đó, lực hấp dẫn của sao Thổ khiến các vật chất này va chạm với nhau để hình thành nên một vành đai thiên thạch quanh Mặt trời.
Điều này này đồng nghĩa vành đai thiên thạch có thể đủ vật chất để tạo thành một Trái đất khác với đầy đủ tính chất như hành tinh của chúng ta.
Hà Hương (vietnamnet.vn)