Nước Tề là một nước mạnh vào thời kì Xuân Thu[1], nay thuộc tỉnh Sơn Đông. Nước Tề[2] có hai nhà chính trị tài giỏi là Quản Trọng và Bảo Thúc Nha. Bảo Thúc Nha đã chủ động nhường chức vị của mình cho Quản Trọng. Quản Trọng phò tá Tề Hoàn Công[3] Tiểu Bạch làm nên sự nghiệp lớn.
Đương thời, nền thương nghiệp nước Tề khá phát đạt, Bảo Thúc Nha và Quản Trọng[4] là đôi bạn tốt luôn cùng nhau buôn bán. Bảo Thúc Nha có tiền thì lấy phần nhiều đưa cho bạn, vì nghĩ gia cảnh bạn nghèo túng, còn mình thì nhận phần thiệt hơn. Hai người cùng nhau buôn bán và mỗi lần chia lãi thì bên nhiều bên ít như thế. Bọn thủ hạ của Bảo Thúc Nha thấy vậy thì rất khó chịu nói Quản Trọng là kẻ không ra gì. Bảo Thúc Nha nói: ”Các ngươi lầm rồi ,ông ta đâu có tham lam chút tiền mà làm gì. Chẳng qua gia cảnh ông ta quá khó khăn phải dựa vào chút tiền đó mà sống cho qua ngày nên ta tự nguyên nhường cho ông ta phần lãi hơn. Lại nói ông ta buôn bán có đạo đức, kiếm tiên chính đáng. Trong công việc buôn bán ông ta cũng đóng góp không ít sáng kiến hay. Bạn bè phải giúp đỡ lẫn nhau, huống hồ ta so với ông ấy giàu có hơn,bạn gặp khó khăn lẽ nào lại không giúp đỡ. Ta rất khâm phục tấm lòng rông lương cua Bão Thúc Nha. Việc này truyền đến tai Quản Trọng, Quản Trọng vô cùng cảm động.
Bão Thúc Nha nhường phần nhiều cho Quản Trọng(tranh: zhengjian.org)
Sau đó, Bão Thúc Nha và Quản Trọng lại cùng vào quân đội chiến đấu. Có điều mỗi lần xuất trận, lúc tiến vào công Quản Trọng đều đi phía sau, khi đoàn quân rút lui thì ông ta bao giờ cũng đi trước. Các binh sĩ đều nói Quản Trọng là kẻ hèn nhát. Bão Thúc Nha nghe được những lời bàn tán đó liền thay Quản Trọng thanh minh: ”Quản Trọng ở nhà còn mẹ đã già lai đau yếu bệnh tật. Ông ta muốn giữ gìn bản than cũng chỉ là mong có ngày về báo đáp chăm sóc mẹ già chứ đâu phải sợ chết”.
Bão Thúc Nha mỗi lần thanh minh cho Quản Trọng thì đều biến khuyết điểm thành ưu điểm bởi một lẽ ông hiểu Quản Trọng và rất yêu mến bạn mình. Quản Trọng vì thế xúc động mà nói. “Người sinh ra là mẹ , hiểu ta chỉ có Bão Thúc Nha mà thôi”
Khi Tề Hy Công nắm chức Quốc quân nước Tề, đã để Quản Trọng làm thầy công tử Củ và để Bão Thúc Nha làm thầy công tử Tiểu Bạch. Bão Thúc Nha biết Tiểu Bạch nhỏ tuổi lại chẳng có tài gì, trong cung địa vị rất thấp thì định không nhận chức. Ban củ ông nói: ”Ông nhất định từ chối không chịu nhân vậy ta tạm thay ông, nếu như vì thế mà chết, cũng khiến ông tránh được điều khó”. Bảo Thúc Nha vừa nghe thấy thế vội nói: “Sao có thể để ông vì tôi mà làm vậy? Để tôi tự nhận việc dạy dỗ công tử Tiểu Bạch vậy”.
Sau khi Tề Hy Công chết, người anh khác mẹ của công tử Củ và công tử Tiểu Bạch là Tề Dương Công chiếm ngôi. Người này vừa kém tài lại bạo ngược, luôn xỉ mắng đại thần, áp bức dân chúng. Quản Trọng, Bão Thúc Nha biết cùng nhau bàn bạc, quyết định ra đi. Quản Trọng mang công tử Củ đến nước Lỗ lánh nạn, Bão Thúc Nha cung mang công tử Tiểu Bạch đi lánh nạn.
Không lâu sau nước Tề có đại loạn, Tề Tương Công bị giết. Công tử Củ và công tử Bạch vội vã quay về chiếm ngôi vua. Vua nước Lỗ quyết định đem một đội quân hộ tống công tử Củ về nước còn Quản Trọng thì dẫn một đội quân khác chặn đường Tiểu Bạch. Tiểu Bạch thấy Quản Trọng thì không đề phòng gì liền bị Quản Trọng giương cung bắn. Tiểu Bạch kêu lên một tiếng rồi máu chảy, ngã vật trong xe.
Quản Trọng cho rằng Tiểu Bạch đã chết liền cùng vua nước Lỗ đưa công tử Củ về nước Tề. Sự thực thì mũi tên của Quản Trọng không làm Tiểu Bạch chết mà Tiểu Bạch chỉ giả chết thôi. Bão Thúc Nha lập tức hộ tống Tiểu Bạch theo đường tắt về nước Tề, lập Tiểu Bạch làm Quốc Quân gọi là Tề Hoàn Công.
Tề Hoàn Công sau khi lên ngôi lập tức phong Bão Thúc Nha làm tướng. Bão Thúc Nha từ chối nói: “Trị vì đất nước, kết giao các nước, dẫn binh xuất trận tôi đều không bằng Quản Trọng.” Tề Hoàn Công bực tức nói: ”Quản Trọng bắn tên hại ta, muốn lấy mạng ta, ta sao có thể trọng dụng con người ấy được? ” Bão Thúc Nha điềm tĩnh, nói: ”Quản Trọng dùng tên bắn ngài chính là vì ông ta một lòng trung thành với công tử Củ. Ngài dùng ông ta, ông ta không những biết dùng tên hạ người khác mà còn có thể vì ngài lấy được cả thiên hạ ”.
Tề Hoàn Công nghe theo ý kiến của Bão Thúc Nha xuất binh bắt vua Lỗ phải bức tử công tử Củ rồi phái người đón Quản Trọng về nước. Tề Hoàn Công va Quản Trọng cùng nhau bàn mưu lược kế sách làm cho Tề nước giàu binh mạnh. Quản Trọng gặp lại bạn cũ, hai người gặp nhau quên hết hận thù. Quản Trọng được phong làm Tướng Quốc, Bão Thúc Nha vui vẻ làm kẻ bề dưới của Quản Trọng. Nhờ sự phò tá của Quản, Bão, Tề Hoàn Công trở thành vị vua nổi tiếng nhất thời Xuân Thu.
Bão Thúc Nha “khắc kỷ đãi nhân” vì người mà bỏ qua cái lợi của mình, không ham địa vị cao, Tề Hoàn Công không giữ thù riêng, biết dùng người hiền, đó là những câu chuyện lưu danh thiên cổ.
Theo cuốn “Nho sử Trung Hoa”- NXB Hà Nội
1. Xuân Thu: (chữ Trung Quốc: 春秋時代; Hán Việt: Xuân Thu thời đại)là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 722 đến 481 TCN trong lịch sử Trung Quốc. Tên của nó bắt nguồn từ cuốn Kinh Xuân Thu (Biên niên sử Xuân Thu), một cuốn sử mà theo truyền thống thường được coi là của Khổng Tử. Ở giai đoạn Xuân Thu, quyền lực được tập trung hoá. Giai đoạn này xảy ra rất nhiều các trận chiến và sự sáp nhập khoảng 170 nước nhỏ
2. Tề: là tên gọi của một quốc gia chư hầu của nhà Chu, được thành lập khoảng thế kỷ 11 TCN và tan rã năm 221 TCN. Trong thời kỳ Chiến Quốc, Tề nổi lên như là một nhà nước hùng mạnh, được sử sách coi là 1 trong số 7 quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất thời kỳ đó, tức thất hùng.
3. Tề Hoàn công: (chữ Hán: 齊桓公; trị vì: 685 TCN – 643 TCN), tên thật là Khương Tiểu Bạch (姜小白), là vị vua thứ 16nước Tề.
4. Quản Trọng: (chữ Hán: 管仲; 725 TCN – 645 TCN) là một chính trị gia, nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Tên ban đầu của ông là Di Ngô (夷吾). Trọng là tên hiệu. Ông nổi tiếng với “chiến lược không đánh mà thắng” mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòa bình – đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn.