Tinh Hoa

20 bức ảnh tố cáo con người đang tàn phá Trái Đất

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đang lao vào những công cuộc làm giàu để thỏa mãn tham vọng của mình, và hủy hoại trái đất ngày một khủng khiếp hơn. Những bức ảnh dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn phải suy ngẫm về những hành vi của con người trong cuộc sống hiện đại.

Vụ nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon

Trong năm 2010, Mexico phải đối mặt với một vụ nổ giàn khoan dầu khiến 16 công nhân bị thương và 11 công nhân mất tích, đây được xem là vụ tràn dầu trên biển lớn nhất thế giới, khiến giàn khoan Deepwater Horizon chìm và bị thiêu rụi trong biển lửa.

Đồn điền dầu cọ

Dầu cọ là loại dầu rẻ nhất mà con người khai thác. Và khi nhu cầu gia tăng nhanh chóng, chính phủ Indonesia đã thiết lập một mục tiêu tăng cường sản xuất loại nguyên liệu này lên đến 40 triệu tấn vào năm 2020. Điều này dẫn đến việc rừng nhiệt đới ở Borneo, Indonesia bị chuyển đổi thành các đồn điền dầu cọ.

Xe đào đất lớn nhất thế giới

Đây là hình ảnh của một chiếc xe đào lớn nhất thế giới, mỗi thùng như trong hình có thể chứa đến 200 tấn. Chúng được sử dụng vào hoạt động khai thác bề mặt để loại bỏ đất đá trên đường dẫn đến những mỏ khoáng sản, theo đó chiếc xe này góp phần không nhỏ trong việc phá hủy hành tinh của chúng ta.

Thiên đường lướt sóng

Các loại rác thải, bao bì thực phẩm và chai nhựa hòa vào làn sóng khổng lồ, ngoài khơi bờ biển Java, Indonesia. Đây là hình ảnh mà một nhiếp ảnh gia chuyên chụp lướt sóng chụp được. Người này cho biết các loại rác thải xuất hiện khắp nơi, bao gồm giấy gói thức ăn và chai…

Băng tan và những tảng băng trôi

Mặc dù sự tan chảy của băng không ảnh hưởng đủ mạnh đến dòng chảy đại dương, nhưng các tảng băng trôi khổng lồ và đáng sợ di chuyển khắp các đại dương do biến đổi khí hậu. Theo các ước tính, hiện tại trên 1,5 triệu tảng băng trôi với kích thước như loại gây ra thảm hoạ Titanic đang tan chảy mỗi năm. Trong khi mực nước dâng cao hiện không đáng kể, khoảng 50 micromet mỗi năm, nhưng nó sẽ là một vấn đề quan trọng về lâu dài.

Khu mỏ dầu cát Athabasca

Khu mỏ dầu cát Athabasca là khu mỏ chứa thành phần của nhựa đường lớn nhất thế giới, bao gồm nhựa đường thô, cát silica, đất sét khoáng và nước. Những mỏ dầu cát nằm dưới 141.000 km vuông rừng taiga và muskeg, có sản lượng khoảng 1,7 ngàn tỷ thùng nhựa đường tại chỗ.

Một lổ lớn trên Trái Đất

Mới nhìn trông như một lỗ hổng lớn trên mặt đất nhưng đây lại là mỏ kim cương lớn nhất thế giới, được gọi là Mir Mine, nằm ở Nga. Mỏ Mir Mine sâu 525m và có đường kính 1.200 m. Trong những năm 1960, mỏ đã cung cấp lên đến 2.000kg kim cương mỗi năm, nay đã giảm xuống dưới 400kg.

Thành Phố Mexico

Thành phố Mexico là một trong những thành phố đông dân cư nhất thế giới, hình ảnh này đã minh chứng một thực tế rằng thành phố chẳng có mấy cây cối. Điều này cũng có thể lý giải tại sao tình trạng ô nhiễm không khí của nơi đây đã vượt ngoài tầm kiểm soát.

Vụ cháy rừng mưa nhiệt đới Amazon

Theo các nghiên cứu gần đây, các đám cháy rừng mưa nhiệt đới Amazon đang gia tăng nhanh chóng, nguyên nhân chủ yếu là do nạn phá rừng, hạn hán và thay đổi khí hậu. Một trận hạn hán năm 2007 gây cháy một diện tích rừng nhiệt đới lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ năm nào, xấp xỉ diện tích của 1 triệu sân bóng đá.

Ô nhiễm ở Trung Quốc

Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng, do các khu công nghiệp đồ sộ đua nhau mọc lên. Ước tính hiện tại cho thấy một phần rất lớn của Trung Quốc đã bị ô nhiễm và gây nguy hại cho sức khoẻ người dân. Nhiều người lựa chọn việc đeo mặt nạ thường xuyên để giảm tác động của ô nhiễm.

Mỏ dầu sông Kern – California

Những mỏ dầu này nằm ở California, Mỹ đã được khai thác từ năm 1899. Đến cuối năm 2006, sản lượng dầu tích lũy tại đây đã ước đạt khoảng 2 tỷ thùng (320 triệu mét khối). Việc khai thác mỏ dầu không chỉ loại bỏ các tài nguyên thiên nhiên quý giá từ Trái đất, mà dầu được đốt cháy còn giải phóng các khí nhà kính, tiếp tục gây thiệt hại hành tinh của chúng ta.

Nạn phá rừng

Nạn phá rừng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hành tinh của chúng ta hiện nay. Cây cối không những đóng góp một lượng lớn oxy mà nó còn loại bỏ khí carbon dioxide và các khí khác có hại trong khí quyển. Nạn phá rừng cũng phá hủy môi trường sống của động vật, và làm giảm sự đa dạng sinh thái.

Nhựa

Trong khi chúng ta đang khiến Trái đất tổn hại theo kiểu không thể phục hồi bằng cách khai thác triệt để các loại nhiên liệu hóa thạch quý giá, chúng ta cũng tạo ra các đối tượng giết chết động vật hoang dã. Hình ảnh trên cho thấy, con hải âu này đã nuốt phải các loại nhựa thải mà nó không thể tiêu hóa, điều này đã dẫn đến cái chết của nó.

Mực nước biển dâng

Do sự nóng lên toàn cầu khiến nước biển dâng cao, nhiều vùng đảo thấp có thể hoặc bị giảm diện tích hoặc hoàn toàn biến mất. Trong khi hậu quả đó sẽ không xãy đến ngay lập tức, nhưng nó dường như không thể tránh khỏi nếu không có hành động sớm. Hơn nữa, không chỉ sẽ có nhiều đảo biến mất khỏi bản đồ, mà nhiều bờ biển của các nước lớn cũng sẽ “bốc hơi”.

Nhà kính ở San Augustin

Một biển rợp trời tựa như xe công-ten-nơ xếp hàng, nhưng thực ra chúng là nhà kính. Đây là nơi tập trung của các khu nhà kính lớn nhất trên thế giới, được đặt trên những vùng sa mạc hoang khô cằn.

Xử lý chất thải điện tử

Do tiến bộ công nghệ, nhiều thiết bị công nghệ cũ đang trở nên lỗi thời. Điều này dẫn đến hình thành các bãi rác thải điện tử cực lớn, và sẽ chắc chắn không biến mất sớm. Những bãi rác này không ngừng gia tăng với tốc độ phát triển chóng mặt của ngành điện thoại thông minh.

Đất bị lấp bởi rác thải

Đây là vùng đất bị lấp bởi rác thải, nằm ở Bangladesh, cho thấy mức độ lãng phí mà con người chúng ta tạo ra. Và các loại rác thải này mất hàng nghìn, thậm chí là hàng triệu năm để có thể phân hủy tự nhiên.

Sông Hằng

Sông Hằng là con sông lớn nhất ở Ấn Độ, mang một tầm quan trọng rất cao về tâm linh đối với những người theo đạo Hindu. Sông Hằng bị thải đầy rác thải công nghiệp và sinh hoạt, nhưng không ít người vẫn sử dụng con sông này để tắm và giặt quần áo.

Tác động của sự bùng nổ dân số

Bùng nổ dân số đang trở thành một mối quan tâm lớn ở một số nơi trên thế giới. Chỉ trong vòng 50 năm, dân số đã tăng gấp đôi; 3.5 tỷ người đến 7 tỷ người. Quá nhiều người sống ở các thành phố nhỏ hoặc khu vực đông đúc có thể dẫn đến các nạn dịch bệnh, nghèo đói, tệ nạn và nhiều hơn thế nữa.

Khu ổ chuột của Ấn Độ

Một khu ổ chuột là khu định cư không chính thức nằm trong một đô thị đông dân cư. Điều này cũng lại liên quan đến việc quá tải dân số. Với tốc độ tăng dân ồ ạt, nhu cầu rất lớn đối với các khu định cư ‘chính thức’ hình thành, vì các khu định cư thích hợp không thể được xây dựng kịp.

Theo Tinhte.vn