[Chanhkien.org] Giới thiệu: «Cách Am Di Lục» (Gyeokamyurok) là cuốn sách tiên tri thần kỳ do học giả Nam Sư Cổ truyền lại từ 470-480 năm trước đây tại Triều Tiên (nay thuộc Hàn Quốc). Nam Sư Cổ, hiệu Cách Am, là người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, với khả năng tiên tri, có thể được ví với Thiệu Khang Tiết thời Bắc Tống ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tương truyền «Cách Am Di Lục» là do một vị Thần nhân ở núi Kim Cương khẩu thuật và Nam Sư Cổ ghi lại từng câu từng chữ. Toàn bộ cuốn sách phân làm 60 thiên với gần 4 vạn chữ. Phá giải «Cách Am Di Lục» đã trở thành một chủ đề nóng tại Hàn Quốc vào những thập niên 80-90. Trong dự ngôn giảng rất minh xác về một Đại Pháp Đại Đạo hồng truyền thế gian, nhưng phải trải qua một trường ma nạn, đồng thời cũng giảng về những vấn đề mà nhân loại sẽ phải đối mặt.
* * *
Đệ nhất thiên “Nam Sư Cổ bí quyết” (Tiếp theo Phần 1)
Lời tựa: Trong «Cách Am Di Lục», thiên đầu tiên “Nam Sư Cổ bí quyết” là một thiên cực kỳ trọng yếu, khởi tác dụng “vẽ rồng điểm mắt” đối với toàn bộ cuốn sách. Cũng là nói rằng, chỉ cần phá giải “Nam Sư Cổ bí quyết” là có thể đem toàn bộ nội dung chủ yếu của «Cách Am Di Lục» ra nói mạch lạc. Thiên này luận thuật chân lý “thập thắng” là gì, Đại Thánh nhân là ai, tiên đoán chân lý thập thắng và người sáng lập sẽ tạm thời bị trấn áp, hơn nữa còn thuyết minh tường tận về “thập thắng”, “tam phong”, “lưỡng bạch”, “hải ấn”. Thiên này kết cấu nghiêm cẩn, dùng từ tinh luyện.
Thời hảo thời hảo bất tái lai, Khai mục thính nhĩ tật túc nhập.
Trung nhập thử thời kim hòa nhật, Xuất tử nhập sinh bất tri vong.
Ngưu thanh ngưu thanh hòa ngưu thanh, Hòa khí Đông phong vạn bang xuy.
Ẩn ác dương thiện quân tử nhật, Bất tri xuân nhật hà vọng sinh.
Nhất điểu tam nhị tả hữu trung, Tị loạn chi bản đô tại tâm.
Vân vụ trướng thiên hôn cù trung, Dục tử tử tẩu vĩnh bất đắc.
Tiền vô hậu vô sơ lạc Đạo, Bất khả tư nghị bất vong xuân.
Thiên căn nguyệt quật hàn vãng lai, Tam thập lục cung đô xuân.
Vô vân vũ chân cam lộ phi, Thiên hương đắc số điền điền lý.
Thập nhị môn khai đại hòa môn, Nhật nguyệt minh lãng quang huy tuyến.
Mĩ tai thử vận cung Ất thế, Bạch nhật thăng thiên bỉ bỉ hữu.
Điền trung sinh nhai nhã thanh khúc, Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử.
“Thời hảo thời hảo bất tái lai, Khai mục thính nhĩ tật túc nhập” (Thời cơ tốt đẹp không trở lại, Giương mắt dỏng tai mau tiến vào): Nhắc nhở con người thế gian không được lỡ mất cơ hội này, thời cơ không quay trở lại, hãy giương mắt nhìn và dỏng tai nghe Đại Pháp, đừng ngờ vực nữa, mau tới nhập Đạo đắc Pháp.
“Trung nhập thử thời kim hòa nhật, Xuất tử nhập sinh bất tri vong” (Vào giữa lúc này đúng hôm nay, Bỏ chết theo sống không biết chết): “Vào giữa lúc này” chỉ ngày hôm nay, hiện tại đắc Pháp tu luyện sẽ được vĩnh sinh («Cách Am Di Lục» nhiều chỗ đề cập đến tiên nhập, trung nhập, mạt nhập, sẽ được giải thích kỹ sau).
“Ngưu thanh ngưu thanh hòa ngưu thanh, Hòa khí Đông phong vạn bang xuy” (Tiếng trâu tiếng trâu lại tiếng trâu, Gió Đông ôn hòa thổi vạn bang): “ngưu” ở đây chỉ người tu luyện, “ngưu thanh” chỉ người tu luyện luyện công hoằng Pháp, một truyền mười, mười truyền trăm. Chẳng mấy chốc hồng truyền tới “vạn bang”, tức toàn thế giới.
“Ẩn ác dương thiện quân tử nhật, Bất tri xuân nhật hà vọng sinh” (Che ác giương thiện ngày quân tử, Ngóng về ngày Xuân sắp đản sinh): Ức chế tà ác, hoằng dương cái Thiện là hành vi của người quân tử. Người viết cho rằng đây là chỉ đệ tử Đại Pháp thanh trừ tà ác, hoằng dương Đại Pháp, bức hại Đại Pháp sẽ kết thúc vào mùa Xuân.
“Nhất điểu tam nhị tả hữu trung, Tị loạn chi bản đô tại tâm” (Một câu ba mồi trái phải giữa, Gốc của tránh loạn đều tại tâm): Hai câu này ý nguyên văn đã rõ ràng, gần như không cần phá giải. “Một câu ba mồi trái phải giữa” chính là chữ “tâm” (心). Bất chấp thế gian có kiếp nạn nào đi nữa, có thể tránh loạn này căn bản ở tại tu tâm.
“Vân vụ trướng thiên hôn cù trung, Dục tử tử tẩu vĩnh bất đắc” (Mây mù ngút trời giữa đường tối, Muốn chết muốn chạy cũng không xong): Người viết cho rằng chỗ này miêu tả cuộc bức hại đệ tử Đại Pháp như “mây mù ngút trời”, những kẻ bức hại Đại Pháp sẽ “muốn chết muốn chạy cũng không xong”, tức không còn đường sinh.
“Tiền vô hậu vô sơ lạc Đạo, Bất khả tư nghị bất vong xuân” (Trước không sau không Đạo vui đầu, Không thể nghĩ bàn không quên Xuân): Lần truyền Đại Pháp Đại Đạo Pháp Luân Công này là trong lịch sử chưa từng xảy ra, tức là trước chưa từng có mà sau cũng không có lại nữa, đây là Pháp lớn như vậy, Đạo lớn như vậy. Cần phải nhớ rằng bộ Đại Pháp Đại Đạo này được truyền ra vào cuối mùa Xuân (tháng 5/1992).
“Thiên căn nguyệt quật hàn vãng lai, Tam thập lục cung đô xuân” (Gốc trời chốn trăng rét qua lại, Ba mươi sáu cung đều là Xuân): “thiên căn nguyệt quật” tức thiên môn địa hộ, có câu “Càn ngộ Tốn thời quan nguyệt quật, Địa phùng lôi xứ kiến thiên căn“, “Tu tham nguyệt quật phương tri vật, Vị niếp thiên căn khởi thức nhân“. Thực ra, “nguyệt quật” là âm Thủy, “thiên căn” là dương Thủy, như vậy “thiên căn địa quật” chính là thuyết Âm-Dương (theo «Dịch bản nghĩa đồ»). “Tam thập lục cung” thuộc Hà Đồ, Hà Đồ là hình tượng của vạn vật, Hà Đồ thành quẻ Ly (☲), quẻ Ly ngụ ý tâm. “Ba mươi sáu cung đều là Xuân”, nghĩa là vào mùa Xuân, tâm của vạn vật đều sung mãn sức sống.
“Vô vân vũ chân cam lộ phi, Thiên hương đắc số điền điền lý” (Không có mây mưa sương ngọt bay, Hương trời đáp số lý điền điền): Không có mây mưa mà sương lành rải khắp, “cam lộ” ở đây không phải giọt sương ngọt ở thế gian, mà là Pháp lý tu luyện.
“Thập nhị môn khai đại hòa môn, Nhật nguyệt minh lãng quang huy tuyến” (Mười hai cửa lớn cùng mở ra, Nhật nguyệt sáng trong ánh quang huy): “mười hai cửa” tức 12 Địa chi, từ ngôi Tý đến ngôi Hợi, chúng sinh đều tiến vào tu luyện, tiền trình mười phần quang minh.
“Mĩ tai thử vận cung Ất thế, Bạch nhật thăng thiên bỉ bỉ hữu” (Vận này đẹp lắm thế cung Ất, Ban ngày bay lên có nhiều lượt): “Vận này” là vận phổ truyền thế gian của Pháp Luân Đại Pháp, khắp nơi đều có người tu luyện, cuối cùng sẽ như Đạo gia giảng là “bay lên giữa ban ngày” (bạch nhật phi thăng). «Cách Am Di Lục» thường dùng “cung Ất”, “lưỡng cung song Ất”, “cung cung Ất Ất” để chỉ Pháp Luân và Pháp Luân Công nói chung. “Cung cung” (弓弓) chỉ Thái Cực đồ của Đạo gia gồm hai nửa Âm-Dương xoắn vào nhau theo hình vòng cung; “Ất Ất” (乙乙) chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia, Ất+Ất = “乙”+”乙” = “卍”.
“Điền trung sinh nhai nhã thanh khúc, Bất tri tuế nguyệt hà giáp tử” (Khúc nhạc thanh nhã giữa ruộng người, Không biết năm tháng đã mấy giáp): Chỉ rõ đây là nhạc luyện công thanh nhã, là một loại âm nhạc tu Đạo. Người tu luyện dụng tâm luyện công, không biết thời gian đã trôi qua bao lâu nữa. Câu này tiên tri Pháp Luân Công sẽ có nhạc luyện công.
Dục thức song cung thoát kiếp lý, Huyết mạch quán thông hỉ nhạc ca.
Dục thức thương sinh an tâm xứ, Tam phong lưỡng bạch hữu nhân xứ.
Cẩm Thành Cẩm Thành hà Cẩm Thành, Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên.
Kê minh long khiếu hà xứ địa, Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành.
Kê Long Kê Long hà Kê Long, Tử hà tiên trung kim Kê Long.
Phi sơn phi dã Cát Tinh địa, Kê Long bạch thạch chân Kê Long.
Thập thắng thập thắng hà thập thắng, Thắng lợi đài thượng chân thập thắng.
Lưỡng bạch lưỡng bạch hà lưỡng bạch, Tiên hậu thiên địa thị lưỡng bạch.
Hà Đồ Lạc Thư linh quy số, Tâm linh y bạch chân lưỡng bạch.
Tam phong tam phong hà tam phong, Phi sơn phi dã thị tam phong.
Thế nhân bất tri hỏa vũ lộ, Vô cốc đại phong thị tam phong.
Cung Ất cung Ất hà cung Ất, Thiên cung địa Ất thị cung Ất.
Nhất dương nhất âm diệc cung Ất, Tử hà tiên nhân chân cung Ất.
“Dục thức song cung thoát kiếp lý, Huyết mạch quán thông hỉ nhạc ca” (Muốn biết cặp cung lý thoát kiếp, Mạch máu thông suốt nhạc mừng vui): Đây là Lý duy nhất giải thoát khỏi kiếp nạn, Pháp Luân Công có thể khiến người luyện công huyết mạch thông suốt, giải quyết vấn đề chữa bệnh khỏe người mà y học hiện đại không giải quyết được. Câu trên chỉ rõ người tu luyện sẽ có âm nhạc luyện công, chỉ cần luyện công này sẽ giúp “huyết mạch quán thông”, bao nhiêu bệnh tật đều tiêu mất, đạt được trường thọ trường sinh.
“Dục thức thương sinh an tâm xứ, Tam phong lưỡng bạch hữu nhân xứ” (Muốn nhắc thương sinh chốn an tâm, Ba phong hai trắng nơi có người): Chúng sinh muốn tìm một nơi an tâm, thì cần phải biết về “tam phong” và “lưỡng bạch”. Ở trước đã giải thích qua, “Chân-Thiện-Nhẫn” là “tam phong”; ngôn ngữ thiển bạch, đạo lý minh bạch là “lưỡng bạch”, cũng có giải thích khác là tâm trắng và thân trắng (tính mệnh song tu), hoặc nãi bạch thể và tịnh bạch thể (hai giai đoạn tu luyện thân thể người).
“Cẩm Thành Cẩm Thành hà Cẩm Thành, Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên” (Thành gấm thành gấm thành gấm nào, Thành đất vàng trắng bên sông Hán): «Cách Am Di Lục» là dự ngôn Hàn Quốc, do vậy không thể thiếu nội dung nói về Hàn Quốc. Ở đây giảng về địa điểm truyền Pháp tại Hàn Quốc. “Tam phong lưỡng bạch” tại “Cẩm Thành”. Như vậy “Cẩm Thành” là ở đâu? “Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên”. Câu này thực tế là nhắm vào địa phương truyền bá Pháp Luân Công sớm nhất tại Hàn Quốc. “Kim bạch” tức hướng Tây, “thổ thành” ngụ ý thôn, ở vào “Hán Thủy biên”, tức bên bờ sông Hán giang. Như vậy “Cẩm Thành” ở đây là chỉ “Hán Thành”, tức Seoul, nơi có sông Hán từ Bắc Triều Tiên chảy qua, và địa điểm này là ngoại thành phía Tây thành phố Seoul.
“Kê minh long khiếu hà xứ địa, Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành” (Gà gáy rồng kêu ở đất nào, Ấp cạnh khe suối là thành gấm): “Kê minh long khiếu” (Gà gáy rồng kêu) chính là “Kê Long”. “Kê Long” là tên một ngọn núi ở Hàn Quốc nổi tiếng có linh khí, là đại từ ngụ ý tu luyện. Như vậy đất này là đất nào? Là “ấp cạnh khe suối”, đây là “Cẩm Thành”. “Ấp” là thôn, “ấp giả” là thôn dân, tức vùng ngoại thành Seoul, nơi thôn dân sinh sống. Người viết kinh ngạc khi phát hiện rằng, khi ghép chữ đầu câu “Kim bạch thổ thành Hán Thủy biên” với chữ đầu câu “Ấp giả khê biên thị Cẩm Thành”, thì được một địa danh cụ thể — Kim Thôn! (“Ấp” là thôn, Kim Ấp là Kim Thôn). Kim Thôn chính là một thôn ở Pha Châu, phía Tây Bắc thành phố Seoul. Tại đây, «Cách Am Di Lục» chỉ rõ Kim Thôn thuộc “Cẩm Thành” là địa điểm hoằng Pháp sớm nhất tại Hàn Quốc.
“Kê Long Kê Long hà Kê Long, Tử hà tiên trung kim Kê Long” (Kê Long Kê Long Kê Long nào, Tiên trong mây tím Kê Long vàng): Trọng điểm bàn luận ở đây là “Kê Long”. Kê Long là lưỡng Mộc, dùng «Chu Dịch» mà giảng, “Kê” {gà} là Tốn (☴), hướng Đông Nam, thuộc Mộc; “Long” {rồng} là Chấn (☳), hướng chính Đông, thuộc Mộc. Như vậy, Kê Long có thể coi là lưỡng Mộc. Bởi vì «Cách Am Di Lục» nhiều lần đàm luận về “lưỡng Mộc Thánh nhân”, như vậy Kê Long cũng có thể hiểu là chỉ Thánh nhân, tức Đại Giác Giả truyền Pháp. Nhưng người viết cho rằng Kê Long nhiều chỗ chỉ người tu luyện theo Đại Giác Giả hoặc đại biểu cho tu luyện. Từ một góc độ khác mà giảng, «Chu Dịch» cho rằng Kê là “phong” {gió}, Long là “lôi” {sấm}, Kê Long tức phong lôi, ngụ ý biến hóa khôn lường — tượng trưng lịch trình tu luyện nhấp nhô lên xuống. Vậy vì sao nói “Tử hà tiên trung kim Kê Long”? “Tử hà tiên” ở đây chính là Thái Cực của Đạo gia trong đồ hình Pháp Luân. Đạo gia có thuyết về “Tử khí Đông lai” (khí tím đến từ phương Đông), màu tím là màu sắc của Đạo gia, còn vàng kim là màu của Phật gia. Từ đó có thể thấy, “tử hà tiên trung” (tiên trong mây tím) chính là phù hiệu Thái Cực của Tiên thiên Đại Đạo, còn “Kim Kê Long” (Kê Long vàng) là phù hiệu chữ Vạn “卍” của Phật gia ở trung tâm. Ở đây một lần nữa chỉ rõ kết cấu đồ hình Pháp Luân.
“Phi sơn phi dã Cát Tinh địa, Kê Long bạch thạch chân Kê Long” (Không núi không rừng đất sao lành, Kê Long đá trắng Kê Long thật): Ở đây còn minh xác hơn nữa nói với người đời rằng đừng phỏng đoán địa danh nào cả, bởi vì nó không phải địa danh. Ngoài ra còn chỉ rõ “Kê Long đá trắng”, “đá trắng” là gì? “Đá trắng” chính là hai chấm trắng bên trong Thái Cực và Tiên thiên Đại Đạo của Pháp Luân.
“Thập thắng thập thắng hà thập thắng, Thắng lợi đài thượng chân thập thắng” (Thập thắng thập thắng thập thắng nào, Thắng lợi trên đài thập thắng thật): “thập thắng” chính là Pháp Luân Đại Pháp “cửu cung gia nhất” (chín cung thêm một), chân chính giành thắng lợi mới là “thập thắng thật”. Đổi lại mà giảng, Pháp Luân Công khẳng định sẽ giành thắng lợi.
“Lưỡng bạch lưỡng bạch hà lưỡng bạch, Tiên hậu thiên địa thị lưỡng bạch” (Hai trắng hai trắng hai trắng nào, Trời trước đất sau là hai trắng). “Hà Đồ Lạc Thư linh quy số, Tâm linh y bạch chân lưỡng bạch” (Hà Đồ Lạc Thư số rùa thiêng, Tâm linh áo trắng hai trắng thật): Ở đây giảng long mã Hà Đồ tượng trưng cho Trời, linh quy Lạc Thư tượng trưng cho Đất, tức càn khôn. “Lưỡng bạch” đã được giải thích ở trên rồi.
“Tam phong tam phong hà tam phong, Phi sơn phi dã thị tam phong” (Ba phong ba phong ba phong nào, Không núi không rừng là ba phong). “Thế nhân bất tri hỏa vũ lộ, Vô cốc đại phong thị tam phong” (Người đời không biết lửa mưa sương, Không lúa dồi dào là ba phong): Như trên đã bàn qua “tam phong” tức là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Ở đây vị Thần nhân nhắc nhở thế nhân “tam phong” không phải là địa danh, mà là tu luyện tâm tính theo “Chân-Thiện-Nhẫn”.
“Cung Ất cung Ất hà cung Ất, Thiên cung địa Ất thị cung Ất” (Cung Ất cung Ất cung Ất nào, Trời cung đất Ất là cung Ất). “Nhất dương nhất âm diệc cung Ất, Tử hà tiên nhân chân cung Ất” (Một dương một âm cũng cung Ất, Tiên nhân mây tím cung Ất thật): Ở đây lại dùng “cung” và “Ất” để giảng về hai gia lớn của vũ trụ là Phật và Đạo, Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp vũ trụ bao hàm cả Phật Đạo lưỡng gia.
Ngưu tính ngưu tính hà ngưu tính, Thiên Đạo canh điền thị ngưu tính.
(Giống trâu giống trâu giống trâu nào, Cày ruộng Đạo Trời là giống trâu)
Ngưu tính tại dã ngưu minh thanh, Thiên ngưu địa mã chân ngưu tính.
(Giống trâu ngoài đồng tiếng trâu kêu, Trời trâu đất ngựa giống trâu thật)
Phần trước tại câu “Càn ngưu địa mã ngưu tính lý” đã giải thích “ngưu tính” ngụ ý tu luyện. Trong “tam luận”, «Cách Am Di Lục» đàm luận “ngưu” là hình tượng có thể “tị loạn” mà sống trong thời kỳ lịch sử hiện nay, tức người tu luyện. Vậy còn “ngưu tính tại dã” (giống trâu ngoài đồng)? Nó ám chỉ những người tu luyện này đều luyện công ở ngoài trời, nên mới nói “ngưu tính tại dã”. “Thiên ngưu địa mã” tức quẻ Thiên Địa Bĩ, là “thiên địa bất giao mà vạn vật bất thông”, là quẻ “tiểu nhân hống hách mà quân tử mất tiêu”, cũng là những người tu luyện sẽ phải trải qua một trường ma nạn, nhưng vượt khỏi trường ma nạn này mới tính là người tu luyện Đại Pháp.
Trịnh thị Trịnh thị hà Trịnh thị, Mãn thất gia tam thị Trịnh thị.
(Họ Trịnh họ Trịnh họ Trịnh nào, Hết bảy thêm ba là họ Trịnh)
Hà tính bất tri vô duệ hậu, Nhất tự tung hoành chân Trịnh thị.
(Không biết họ gì không hậu duệ, Một chữ ngang dọc họ Trịnh thật)
Ở đây bàn về Đại Thánh nhân. Bởi vì «Cách Am Di Lục» đàm luận về Đại Thánh nhân họ Trịnh, nên trước đây người ta vẫn cho rằng Đại Thánh nhân mang họ Trịnh, nhưng «Cách Am Di Lục» lại phủ định họ Trịnh trong bách gia tính là họ của Đại Thánh nhân. Thực ra đây là thủ pháp dùng ẩn ngữ đồng âm, tức chữ “Chính”; trong tiếng Hàn, “Chính” (正) với “Trịnh” (郑) là đồng âm [zhèng]. “Mãn thất gia tam” (Hết bảy thêm ba), tuy phương Tây là bảy, phương Đông là ba, nhưng người viết cho rằng đây là chỉ “tả tam hữu thất” (trái ba phải bảy), là số mười (số của cửu cung), tức “thập thắng”. Tất nhiên cũng không loại trừ Thánh nhân Chính Đạo (họ “Trịnh”) là Đại Thánh nhân bao dung cả Đông lẫn Tây. Vậy vì sao nói “vô duệ hậu” (không hậu duệ)? Câu này cường điệu một chữ “độc” (một mình, duy nhất). “Nhất tự tung hoành” (một chữ ngang dọc) đúng là chữ “thập” (十), quy về “thập thắng”. Ý mấy câu này nói Đại Thánh nhân là Đại Giác Giả độc nhất vô nhị, vô tiền khoáng hậu, trước chưa từng có mà sau cũng không có nữa.
Hải ấn hải ấn hà hải ấn, Kiến bất tri nhi hỏa vũ lộ.
(Ấn biển ấn biển ấn biển nào, Thấy mà không biết lửa mưa sương)
Hóa tự hóa tự hà hóa ấn, Vô cùng tạo hóa thị hải ấn.
(Chữ hóa chữ hóa ấn hóa nào, Tạo hóa vô cùng là ấn biển)
Điền ý điền ý hà điền ý, Tứ diện phương chính thị điền ý.
(Ý điền ý điền ý điền nào, Bốn mặt vuông vức là ý điền)
Điền chi hựu điền biến hóa điền, Diệu thuật vô cùng chân điền ý.
(Hết điền lại điền biến hóa điền, Kỳ diệu vô cùng ý điền thật)
Tám câu trên chính là giảng về Pháp Luân. “Hải ấn” (ấn của biển) bắt nguồn từ thuyết “Ấn lớn của biển xuất vạn tượng”, nhiều lúc chỉ “trí huệ của Phật”. Vì sao lại là “hải ấn”? “Hỏa vũ lộ” (lửa mưa sương) nhìn mà không thấy là gì? Vì sao nói “nhìn mà không thấy”? Bởi vì nó không phải là lửa, mưa, sương mà thế gian có thể thấy được, mò mẫm ra được, mà là Pháp lý tu luyện. «Cách Am Di Lục» giảng “hỏa vũ lộ” là “tam phong”, như vậy “hỏa vũ lộ” chính là “Chân-Thiện-Nhẫn”. “Hóa tự” (chữ hóa), là tạo hóa vô cùng, tạo hóa có thể đổi trời thay đất. “Điền ý” là có ý gì? “Bốn mặt vuông vức là ý điền”. Vì sao nói “bốn mặt vuông vức” (tứ diện phương chính)? Chữ “điền” (田) chính là biểu đạt hình tượng Pháp Luân với cửu cung, trông rất vuông vức. Lời tiên tri nói với người đời Pháp Luân chính là “điền” (田), thứ ruộng có thể khiến con người biến hóa, là ruộng Pháp lý vũ trụ ảo diệu vô cùng.
Tùng kim tùng kim hà tùng kim, Quang thái linh lung thị tùng kim.
(Vàng kim vàng kim vàng kim nào, Hào quang lung linh là vàng kim)
Nhật nguyệt vô quang quang huy thành, Tà bất phạm chính chân tùng kim.
(Nhật nguyệt không sáng thành chói lọi, Tà không phạm chính đúng vàng kim)
“Kim” (vàng) ở đây chính là chỉ phù hiệu chữ Vạn “卍” màu vàng ở trung tâm đồ hình Pháp Luân. “Hào quang lung linh là vàng kim”, ý nói “vàng” này tỏa hào quang lung linh. Nghĩa là phù hiệu chữ Vạn “卍” màu vàng ở trung tâm đồ hình Pháp Luân tỏa sáng lung linh, sáng tới mức khiến mặt trăng và mặt trời dường như “vô quang”, giống như một tòa thành tỏa ánh quang huy vậy. Ở đây dùng “quang huy thành” (tòa thành chói lọi) để ẩn dụ Pháp Luân với sắc thái tươi đẹp và có hình tròn. “Vàng kim” là gì? Từ nội hàm tiến thêm một bước nói “tà không phạm chính” là “đúng vàng kim”.
Chân kinh chân kinh hà chân kinh, Yêu ma bất xâm thị kinh.
(Chân kinh chân kinh chân kinh nào, Yêu ma không xâm là kinh)
Thượng Đế dự ngôn Thánh Kinh thuyết, Hào li bất soa chân chân kinh.
(Thượng Đế tiên tri Thánh Kinh nói, Không sai chút nào chân kinh thật)
Bốn câu này bàn luận về kinh thư của Pháp Luân Đại Pháp, nói Nó là kinh chân chính, Thượng Đế đã từng dự ngôn rồi, không sai tý nào, từng câu từng chữ đều là chân kinh thật. Bộ chân kinh này chính là sách «Chuyển Pháp Luân» mà những người tu luyện Pháp Luân Công thường đọc. Cũng là nói rằng, tu bộ Đại Pháp này là có kinh thư, kinh thư này đúng là chân kinh thật.
Cát địa Cát địa hà cát địa, Đa hội tiên trung thị Cát địa.
(Đất lành đất lành đất lành nào, Nơi nhiều hội tiên là đất lành)
Tam Thần sơn hạ ngưu minh địa, Quế thụ phạm phác thị Cát địa.
(Dưới núi Tam Thần đất trâu kêu, Cây quế mộc mạc là đất lành)
Ở đây bàn đến địa danh, lại gọi đây là “Cát địa” (đất lành). Cát địa là gì? Là bởi vì “nhiều hội tiên”, cũng là mảnh đất lành nơi nhiều “tiên nhân” tụ tập. Như vậy đất lành ở nơi đâu? Là “Dưới núi Tam Thần đất trâu kêu, Cây quế mộc mạc là đất lành“. Trước hết giải ẩn ngữ “quế thụ phạm phác”. “Quế thụ” (桂树), mỗi chữ bỏ phần bên phải rồi hợp lại thì thành chữ “lâm” (林). Đem chữ “phạm” (范) tách thành “trúc xa dĩ” (竹车已), thì có nghĩa là “xe trúc dừng”, mà “xe trúc” đã được Tân Hựu Thừa tiên sinh phá giải là chỉ Pháp Luân (Bánh xe Pháp). Như vậy “phạm phác” nghĩa là mộc mạc như trúc, bốn mùa đều xanh, mà “lâm” {rừng} bốn mùa đều xanh thì chính là “Trường Xuân”, là thủ phủ Trường Xuân của tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Chữ “phác” (朴), nghĩa là “mộc mạc, giản dị”, xuất hiện nhiều lần tại nhiều thiên trong «Cách Am Di Lục», là chỉ Đại Thánh nhân hoặc đệ tử của Đại Thánh nhân. “Phạm phác” chính là chỉ người sáng lập Pháp Luân Công truyền Pháp bắt đầu từ Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Thành phố Trường Xuân, thuộc Cát Lâm chính là “Cát địa”. Giờ quay lại giải “núi Tam Thần” thì thấy quả nhiên là chỉ núi Bạch Đầu nổi tiếng (núi Trường Bạch) ở Đông Bắc Trung Quốc. “Dưới núi Tam Thần đất trâu kêu“. “Đất trâu kêu” là nơi người tu luyện dũng mãnh bước ra. “Quế thụ phạm phác” tức Trường Xuân ở tỉnh Cát Lâm, là mảnh đất lành “Cát địa”; trong tiếng Hán, “Cát Lâm” (吉林) có nghĩa là “khu rừng tốt lành”, “Trường Xuân” (长春) có nghĩa là “sức sống mãi mãi”.
(còn tiếp…)
(chanhkien.org)