– Những con số thống kê mang tính kỹ thuật cũng như thành quả hữu hình khiến
nhiều người choáng ngợp trước kỳ tích được gọi là “vạn lý trường thành xanh’ mà
hàng triệu người dân Trung Quốc dày công xây dựng.
Tuy nhiên, mọi thành công đều có giá của nó, và Trung Quốc – dù có né tránh
thừa nhận – cũng không khỏi chịu mất mát cay đắng.
Chuyện nông dân trị cát thành triệu phú
Một ngày tháng Năm năm 2012, ông nông dân Bao Yongxin ở hạt Aohan kể lại
quãng thời gian hơn hai thập kỷ ‘chinh chiến’ ở sa mạc Đạo Lam Đồ (còn có nghĩa
‘con đường màu xanh’) ở khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc.
|
Vợ chồng ông nông dân Bao Yongxin chặn cát từ đôi bàn tay trắng và công cụ thô sơ |
Hồi tháng Giêng năm 1990, ông mới cưới vợ được một tháng. Nhưng lúc đó ông
quyết định một việc ‘động trời’ nếu không nói là ‘điên rồ’, đó là tiến vào sa
mạc để dọn cát, bất chấp những lời khuyên ngăn.
“Sa mạc Đạo Lam Đồ là một ổ cát lớn ở chỗ chúng tôi. Mỗi năm, một trận gió
thổi từ xuân qua đông, gió nhỏ không mở mắt ra được, gió lớn thì chôn sống
người” – ông Bao nhớ lại.
Vùng sa mạc này cách xa thôn bản, không có điện, không có xe qua lại, lương
thực củi lửa đều thiếu thốn. Đặc biệt nước ở đây thì rất hôi thối và tanh tưởi.
Đừng có nói là uống, chỉ cần ngửi qua thôi cũng đã đủ phát nôn ọe.
Hơn hai năm đầu tiến vào sa mạc, không kỹ thuật, không máy móc hiện đại, theo
lời kể thì vợ chồng ông đã ngăn cát chỉ từ hai bàn tay trắng.
“Chúng tôi dùng xe bò, tiến sâu vào trong vùng cát, rải ngô, trồng cỏ và các
loại cây, trồng liễu chắn cát, một số loại cây khác” – ông kể tiếp: “Chúng tôi
làm từng hốc cát, từng bước một”.
“Sau 2 năm gian khổ, khắc phục khó khăn, chúng tôi cuối cùng cũng trồng được
một mảng thực vật rất lớn trên hàng nghìn diện tích đất cát trên sa mạc. Trong
lòng tôi cảm thấy xiết bao hạnh phúc”.
Hơn hai thập kỷ trị cát, ông Bao giờ đã là một triệu phú thực thụ, với tổng
thu nhập hàng năm lên tới 1 triệu Nhân dân tệ (trên 150.000 USD). Khởi nghiệp từ
túp lều giữa sa mạc, nay nhà ông đã rộng 120m2, có xe ô tô đi lại, có internet,
có người làm thuê, và nông trại rộng thênh thang. Diện tích đất thầu nay đã phủ
xanh đến hơn 70%, ông tự hào vì được báo đài trong và ngoài nước đến phỏng vấn,
đưa tin sôi nổi.
|
Cơ ngơi khang trang hiện nay của ông Bao |
Khu tự trị Nội Mông là một trong các vùng đất khô hạn có diện tích lớn nhất
Trung Quốc. Khu tự trị này có 5 sa mạc và 5 vùng đất cát. Tại Nội Mông, diện
tích đất bị sa mạc hóa lên tới 617,700 km2 (tức 52.2% tổng diện tích đất) của
vùng.
Về tổng thể, Trung Quốc có diện tích đất bị sa mạc hóa lên tới 2,67 triệu
km2, tức là rộng gấp diện tích nước Đức 7 lần, và 5 lần so với nước Pháp. Ước
tính gần 1/3 dân số Trung Quốc bị đe dọa vì nạn sa mạc hóa và nền kinh tế bị
thiệt hại trực tiếp vào khoảng 6,5 tỉ USD mỗi năm. Nhờ các biện pháp ngăn sa mạc
hóa và các dự án trồng rừng, tính đến năm 2011, diện tích rừng bao phủ tại Trung
Quốc đã tăng lên tới 34,6%.
Tuy vậy, ông Yang Youlin – điều phối viên khu vực châu Á của UNCCD kết luận:
“đồng xu nào cũng có hai mặt của nó”. Câu chuyện của ông Bao chỉ là một điển
hình thành công được lan truyền trong vô vạn những thất bại kiệm lời của Trung
Quốc trong việc trị cát.
Lợi bất cập hại?
Bà Jia Xiaoxia – Giám đốc của Ủy ban Quốc gia chống Sa mạc hóa Trung Quốc –
cũng phải thừa nhận những bài học cay đắng mà họ từng phải lĩnh hội trong cuộc
chiến này.
Bà Jia cho biết thất bại trước nhất mà họ phải trả giá là những dòng sông. Từ
những năm 1950 đến những năm 1970, do canh tác ồ ạt trên diện rộng và tập trung
vào làm nông nghiệp, nhiều con sông đã bị vắt cạn đến chết. Các dự án phân bổ
dọc các con sông cũng vì thế mà chết theo.
|
Kỹ thuật chặn cát phổ biến hiện nay của Trung Quốc tại sa mạc Nội Mông đang được nhân rộng sau thành quả phủ xanh các vùng đất cát và khô hạn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thành công ban đầu của Trung Quốc không nói lên tất cả. Bởi trong điều kiện vùng đất khô cằn, lượng nước ngầm chỉ đủ đáp ứng cho cây trồng trong thời kỳ đầu. Khi cây trồng bao phủ trên diện quá rộng sẽ làm nước ngầm thiếu hụt và mất cân bằng sinh thái. Khi đó, hạn hán sẽ trở lại với quy mô còn tồi tệ hơn trước. |
Một trong những sai lầm lớn nhất đó là sự thiếu tính toán trong việc xác định
trồng cây gì và nuôi con gì. Đã có thời, các nông dân chỉ chú trọng vào trồng
cây lương thực và ăn quả, khiến cho lượng nước hao hụt nhanh và không thể đáp
ứng được nhu cầu sản xuất. Trong khi đó, các gia súc và vật nuôi lại chiếm tỉ lệ
quá lớn. Nước không thể đáp ứng đủ cho cây trồng và vật nuôi.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt là trong tương lai
lâu dài, chứ không dựa vào thành quả trước mắt. Trong một nghiên cứu khoa học đã
chỉ ra từ năm 1949 tới nay, tỉ lệ cây trồng sống được trong các dự án trồng rừng
chỉ đạt 15% tại các vùng khô và hạn ở miền bắc Trung Quốc.
Nguyên nhân là vì diện tích cây trồng phủ xanh các vùng đất khô cằn chỉ mang
lại thành công trước mắt nhưng lại khiến đất dễ bị hạn hán về lâu dài và gây tổn
thương tới các dòng sông, hệ thống nước ngầm và tầng ngậm nước.
Trữ lượng nước ngầm ở nhiều khu vực tích tụ sau các thời kỳ lịch sử đã đạt
tới mức tương đương với khu vực trong thời kỳ khí hậu ổn định. Còn ở các khu vực
khô hạn, lượng nước này có thể duy trì các cây cối trong thời gian ban đầu ngay
cả khi lượng nước tự nhiên không đủ đáp ứng. Đó là lý do vì sao nhiều nhà nghiên
cứu đưa tin về thành công của việc trồng rừng ở các khu vực sa mạc.
Nhưng khi diện tích rừng mở rộng và nhiều cây cối mọc lên, các cây này sẽ làm
suy yếu lượng nước ngầm để bù đắp cho lượng mưa thiếu hụt. Chẳng hạn, trong suốt
những năm 1970, thành công ban đầu của việc phủ xanh khu vực khô hạn thường nhờ
kỹ thuật ‘găm chặt cát’ để lượng cát này không di chuyển ở vùng Mu Us. Nhưng 20
năm sau, trên 70% số cây này đã chết và thực vật bao phủ đã suy giảm đến mức còn
thấp hơn trước cả khi trồng rừng vì đợt sa mạc hóa mới đã xói mòn hết các thành
quả ban đầu và thiếu hụt độ ẩm trong nước gia tăng nghiêm trọng.
Sông Liêu Hà, một trong những con sông lớn nhất vùng đông bắc Trung Quốc đã
khô cạn vào năm 1999. Những thất bại này vẫn có ảnh hưởng rất nặng nề lên cuộc
chiến chống khô hạn của khu vực này và thậm chí là cả khu vực phía bắc Trung
Quốc.
Nếu như các nhà hoạch định chính sách không điều chỉnh chiến lược hiện thời
thì các dự án tái tạo rừng sẽ không chỉ tác động lên diện tích đất hiện thời mà
còn phản tác dụng trong môi trường của Trung Quốc trong tương lai.
Mặt khác, các chuyên gia cũng cho biết các sa mạc vẫn đang lan rộng với cường
độ vài ngàn km2 mỗi năm. Sa mạc đã chiếm tương đương ¼ diện tích của đất nước
đông dân nhất thế giới này. Nhà kinh tế nông nghiệp Lester Brown cho biết tính
từ năm 1950 tới nay, có khoảng 24.000 ngôi làng ở phía tây bắc Trung Quốc đã bị
bỏ hoang hoàn toàn hoặc một phần.
“Trung Quốc đang trong một cuộc chiến. Không phải những đội quân của kẻ thù
xâm lược lãnh thổ của họ, mà chính là các sa mạc đang mỗi lúc một rộng thêm” –
Lester Brown viết. “Các sa mạc cũ đang giành ưu thế và các sa mạc mới đang hình
thành như những đội quân du kích tấn công bất ngờ, buộc Bắc Kinh phải chiến đấu
trên nhiều mặt trận. Và trong cuộc chiến với các sa mạc này, Trung Quốc đang
thua”.
Trong dự án trồng rừng được cho là tham vọng nhất thế giới, Trung Quốc đang |
- Lê Thu Lượng
(vietnamnet.vn)