Bản kiến nghị đã được đề xuất bởi 16 nhà lập pháp từ hai đảng chính trị chính và đã được nhất trí thông qua 3 ngày trước Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12.
Bản nghị quyết yêu cầu chính phủ Đài Loan ban hành mệnh lệnh chính thức tới tất cả các chính quyền địa phương, rằng họ không được mời, chào mừng, hay đón tiếp những cán bộ của ĐCSTQ tham gia vào các vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, nghị quyết này không phải là một đạo luật chính thức, vì vậy mà việc thực hiện nó là tùy ý.
Nhà lập pháp Chen Tingfei nói rằng bản nghị quyết này vẫn là một cột mốc quan trọng cho nhân quyền của Đài Loan, và gây áp lực đối với Bộ Tư pháp và các cơ quan khác phải xử lý vấn đề này.
Hiện nay, các chuyến thăm của những quan chức ĐCSTQ chủ yếu là được khởi động từ phía Trung Quốc, và Đài Loan chỉ đóng một vai trò ‘dấu củ khoai’. “Nếu chúng ta mời và tổ chức đón tiếp ở cấp cao đối với những người bị buộc các tội dân sự hoặc hình sự ở nước ngoài, thì chúng ta thực sự là đang mâu thuẫn với những lời hứa của mình khi chúng ta tham gia các hiệp ước Nhân quyền quốc tế,” bà Chen nói.
Bà đã đề xuất một tiến trình xem xét lại một cách tích cực trong đó các quan chức Trung Quốc và các cán bộ ĐCSTQ tiềm năng bị rà soát về sự dính líu có thể với các vi phạm nhân quyền. “Một khi đã bị xác định, họ sẽ bị ngay lập tức coi là ‘người không được chào đón’ và bị từ chối nhập cảnh.”
Hội đồng Thành phố Chiayi cũng đã thông qua một nghị quyết tương tự cùng ngày hôm đó. Cai Wenxu, một thành viên Hội đồng Thành phố Chiayi, nói việc liệt những người vi phạm nhân quyền vào diện ‘không được chào đón’ nên là một việc tiêu chuẩn đối với tất cả các chính quyền trên thế giới.
Những nghị quyết cùng loại cũng đã được thông qua tại Thành phố Cao Hùng, Tỉnh Changhua, Tỉnh Halien, Tỉnh Miaoli, và Tỉnh Yunlin.
Năm nay, các học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan đã kiện một số các bộ cao cấp của ĐCSTQ vì các tội ác diệt chủng và vi phạm các công ước về quyền con người và công dân. Những cá nhân bao gồm Huang Huahua, Zhao Zhengyong, Wang Zuoan và Yang Song; tất cả đều bị buộc tội tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc lục địa.
Geng Yuxian
(Theo The Epoch Times)