Tinh Hoa

10 bí ẩn trong hệ Mặt Trời chưa thể lí giải

Mặc dù ngành khoa học vũ trụ đã phát triển cùng với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến nhưng vẫn còn đó những điều huyền bí. Và ngay chính trong hệ Mặt Trời của chúng ta cũng còn rất nhiều điều bí ẩn chưa thể lí giải.

1. Tấm lá chắn vô hình xung quanh Trái đất

Năm 1958, James Van Allen tại đại học Lowa Hoa Kì đã phát hiện một cặp vành đai bức xạ xung quanh Trái đất, cách mặt đất 40.000 km. Các vành đai này chứa các hạt điện tử cao năng lượng và proton. Đây chính là các hạt năng lượng bắn ra từ hoạt động của Mặt Trời. Vào những lúc Mặt Trời hoạt động mạnh hay còn gọi là hiện tượng bão Mặt Trời thì số lượng cũng như mức độ năng lượng của các hạt này càng tăng cao.

Các hạt năng lượng cao cùng bức xạ này chính là những kẻ giết người vô hình, không những vậy chúng còn có thể gây ảnh hưởng tới các vệ tinh và hệ thống điện tử trên Trái đất. Tuy nhiên hấu hết chúng đều không thể tiếp cận bề mặt Trái đất, một số hạt năng lượng cao hơn có thể xâm nhập sâu hơn bầu khí quyển, nhưng tất cả đều phải dừng lại ở khoảng cách 11.000 km so với mặt đất.

2. Hiện tượng bay ngang bất thường

Vận tốc quay của tàu vũ trụ hoặc vệ tinh xung quanh một hành tinh không ổn định. Nó được gọi là hiện tượng bay ngang bất thường. Trong khi đó, trên lý thuyết thì vận tốc quay phải tăng dần hoặc giảm dần với gia tốc ổn định theo như tính toán của các nhà khoa học.

3. Vệt đỏ lớn trên sao Mộc

Trong lần đầu tiên quan sát sao Mộc, các nhà khoa học đã phát hiện ra một vệt đỏ lớn bí ẩn có hình tròn trên bầu khí quyển của hành tinh này. Kích thước của nó là đủ để 2 Trái đất có thể chui vào, và nó vẫn tiếp tục di chuyển phía trên bầu khí quyển của sao Mộc. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể biết được nó là gì, chỉ biết rằng nó đã xuất hiện rất lâu rồi.

4. Thời tiết trên vệ tinh titan của sao Thổ

Titan là một vệ tinh của sao Thổ, điều thú vị là nó cũng có các mùa giống như Trái đất. Mỗi mùa trên titan kéo dài khoảng 7 năm trên Trái đất, vì thế sao Thổ phải mất tới 29 năm để quay xong 1 vòng quanh Mặt Trời. Lần chuyển mùa gần đây nhất trên titan là vào năm 2009, khi mà Bán cầu Bắc mùa đông chuyển sang mùa xuân và Bán cầu Nam vừa kết thúc mùa hè.

Tuy nhiên vào khoảng tháng 5 năm 2012, trong suốt mùa thu ở Nam bán Cầu của titan, các nhà khoa học phát hiện hình ảnh của một cơn lốc xoáy cực lớn với đường kính lên đến 300 km. Đây là điều không thể xảy ra trong điều kiện ấm áp tại Nam bán Cầu lúc đó. Bằng phân tích quang phổ, các nhà Khoa học phát hiện dấu hiệu của các hạt đông lạnh hydrogen cyanide (HCN) bên trong khi quyển của cơn bão này. Để hình thành được những hạt đông lạnh này thì cần phải hạ nhiệt độ thấp hơn 100ºC, điều này chứng tỏ thời tiết trên Titan có sự đảo chiều khó hiểu.

Số lượng các hành tinh có sự phân bố mùa giống Trái đất là rất hiếm, vì thế các nhà khoa học lo sợ điều tương tự có thể xảy ra đối với Trái đất.

5. Tia vũ trụ siêu năng lượng cao

Tia vũ trụ với bức xạ cao năng lượng, không giống như những tia bức xạ từ Mặt Trời. Chúng ta vẫn chưa biết được các tia vũ trụ này có nguồn gốc từ đâu? Vì sao chúng lại có năng lượng lớn như vậy?

Những tia vũ trụ này chiếu thẳng vào bầu khí quyển của chúng ta. Nhưng nhờ có tấm lá chắn vô hình mà các tia vũ trụ không làm ảnh hưởng gì đến con người cũng như các thiết bị điện tử trên bề mặt Trái đất.

6. Các điểm tối trên sao Kim

Khi tàu vũ trụ Magellan của NASA đến thăm dò sao Kim vào 20 năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra điều bí ẩn không thể giải đáp. Đó chính là những điểm đen trong sóng radar phản xạ từ bề mặt sao Kim, đặc biệt là ở những vùng bề mặt có độ cao thì các điểm đen này xuất hiện càng nhiều hơn. Trong khi đó một điều trái ngược ở Trái đất là những vùng có địa hình cao phải cho sóng phản xạ rõ ràng hơn.

7. Các khối sáng trong vành đai F của sao Thổ

Vành đai F của sao Thổ thường xuyên thay đổi, do đó việc quan sát và nghiên cứu vành đai này gặp khá nhiều khó khăn. Một trong những bí ẩn mà các nhà khoa học chưa giải thích được có liên quan đến những khối phát sáng bên trong vành đai này.

Trong khi các vành đai khác có thành phần chính là các khối đá có kích thước lớn, thì vành đai F lại có thành phần là các hạt băng nhỏ như những hạt bụi. Tuy nhiên đôi khi những hạt băng này co cụm lại với nhau và tạo thành những khối băng khổng lồ cỡ một ngọn núi. Và đôi khi hai ngọn núi bằng được hình thành và trong quá trình bay theo quỹ đạo vành đai F chúng va chạm với nhau và gây ra một vụ nổ lớn. Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là giải thuyết của các nhà khoa học.

8. Vệ tinh băng giá europa của sao Mộc

Năm 2013, kính viễn vọng Hubble của NASA đa phát hiện một mạch nước ngầm đột nhiên phun trào 200km trên bề mặt của europa, vệ tinh của sao Mộc. Hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh được mở ra, NASA đã phóng một tàu thăm dò lên mặt trăng europa để xác định cũng như thăm dò sự sống tại đây.

Tuy nhiên tàu thăm dò được phóng đi lại không tìm thấy dấu hiệu của nước ở đây, thậm chí là hơi nước cũng không thể tìm thấy. Sau đó NASA đã lục lại các dữ liệu cũ và chắc chắn rằng đó là dấu hiệu của nước, thậm chí là một cột nước khổng lồ cao 200km. Bí ẩn này cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp, vì NASA vẫn chưa thể gửi tàu thăm dò hạ cánh trên bề mặt của vệ tinh này để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

9. Khí mêtan trên sao Hỏa

Trong quá trình thăm dò sao Hỏa, các nhà khoa học phát hiện có sự gia tăng đột ngột của khí mêtan. Thông thường, khoảng 90% khí mêtan trên Trái đất được tạo ra bởi các sinh vật sống. Do đó câu hỏi đặt ra là không biết khí mêtan trên sao Hỏa có nguồn gốc từ đâu.

Có rất nhiều khả năng có thể xảy ra. Một giả thuyết cho rằng các vi khuẩn đã tạo ra khí mêtan. Một giả thuyết khác lại cho rằng một thiên thạch chứa nhiều chất carbon sau khi đâm vào sao Hỏa đã tạo ra một lượng carbon dồi dào mà kết hợp với hydro dưới sự tác động của tia cực tím Mặt Trời để tạo ra khí mêtan.

Bí ẩn thứ hai mà các nhà khoa học chưa thể lý giải, đó là vì sao khí mêtan trên sao Hỏa không xuất hiện thường xuyên mà đôi khi xuất hiện giống như một vụ phun trào núi lửa. Điều này khiến các nhà khoa học đau đầu, vì sau khi được tạo ra khí mêtan có thể tồn tại ổn định trong khoảng 300 năm.

10. Sự sống trên hành tinh Ceres

Ceres là một hành tinh lùn có kích thước cỡ bang Texas. Khác với nhiều hành tinh lùn khác trong hệ Mặt Trời của chúng ta, bề mặt của Ceres không chỉ có đất đá khô cằn mà nó còn có rất nhiều băng. Các nhà khoa học còn dự đoán rằng rất có thể có cả một đại dương bên dưới lớp băng trên bề mặt.

Theo những dữ liệu thu thập được, các nhà khoa học ước tính lượng nước chiếm 40% khối lượng của cả hành tinh này. Ngoài Trái đất thì Ceres là hành tinh có lượng nước nhiều nhất trong cả hệ Mặt Trời của chúng ta.

Trong khi để tồn tại sự sống trên một hành tinh cần có 3 yếu tố quan trọng nhất: nguồn năng lượng, nước và các chất hóa học cơ bản như carbon. Ngoài việc có nước, Ceres là đủ gần với Mặt Trời để nhận được nguồn năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời. Và nó chỉ còn thiếu các chất hóa học cơ bản, mà những vụ va chạm với thiên thạch có thể bù đắp.

Do đó, các nhà khoa học tin rằng hành tinh này giống tới 90% Trái đất vào thời kỳ mới hình thành. Từ đó mà việc nghiên cứu Ceres sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩ cho các nhà khoa học, không chỉ tìm được một nơi mà con người có thể sinh sống trong không gian, mà nó còn giúp giải thích sự hình thành của sự sống trên Trái đất, giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc của sự sống.

Theo Ngaynay