Tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán vẫn đang rất nghiêm trọng, nhân viên y tế bị tổn thất nặng nề. Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục phái một lượng lớn nhân viên y tế từ nhiều nơi đến để hỗ trợ cho Vũ Hán. Có video từ Internet cho thấy, một số y tá trẻ đã nuốt nước mắt cạo đầu trước khi đến chi viện cho vùng dịch, vì vào đó cũng giống như trở thành “tử sĩ”.
Trong nhiều ngày qua, một số lượng lớn nhân viên y tế tiếp tục đến Vũ Hán để hỗ trợ. Một video được đăng tải trên Twitter cho thấy, trước khi xuất phát, tốp y tế hỗ trợ Vũ Hán thứ ba của tỉnh Cam Túc để thuận tiện trong công việc và giảm nguy cơ lây nhiễm, tất cả các y tá trẻ đều phải nuốt nước mắt cạo trọc đầu.
Cư dân mạng Twitter đăng kèm một bài viết với nội dung: “Chuyến đi này lành ít dữ nhiều, có lẽ là một đi không trở lại, cắt tóc, chính là lễ từ biệt… những người mắc bệnh, những người cứu người, hầu hết đều là dân thường; kẻ gây hoạ, tất nhiên là đám quyền quý, có điều kiện thoát khỏi đại nạn cũng là những kẻ quyền quý.
Người ta nói rằng có một quy tắc bất thành văn trong bệnh viện. Khi gặp loại công việc được gọi là ‘công việc tiền tuyến’ này, về cơ bản đều là những người trẻ dưới 35 tuổi. Người trung niên là trụ cột, gánh vác chăm lo cho bố mẹ già và con cái, chết không đáng”.
又一批青春靓丽的贫民子弟去给权贵搽屁股,这一去,凶多吉少,许再无归途,落发,就是诀别礼……患病的救人的,多是平民;制造灾祸的,自然是权贵,有条件躲过灾祸的也是权贵。据说医院有个不成文的规定,碰上这种所谓一线的活,基本上都是35岁以下的年轻人上,中年人正是上有老下有小的顶梁柱,死不起 pic.twitter.com/NcSv4T2XmL
— meilong (@meilong15) February 16, 2020
Nhiều cư dân mạng cảm thấy thương xót những người trẻ tuổi này, tức giận chỉ trích ĐCSTQ che giấu tình hình dịch bệnh nên mới tạo ra tai họa này, lại bắt các nhân viên y tế phải lên tuyến đầu làm bia đỡ đạn, chính phủ tạo nghiệp nhưng lại để người dân phải hứng chịu.
“Hãy để con cái của đám quan chức súc sinh ĐCSTQ đi chi viện đi! Nhân dân chúng tôi không thể đi làm bia đỡ đạn”;
“Mỗi khi thảm họa xảy ra, tất cả thường dân đều được sử dụng làm bia đỡ đạn! Đã đến lúc chính sách chuyên chế tàn bạo này phải hạ màn!”;
“Đám trẻ này là thế hệ bị tẩy não nghiêm trọng nhất. Thông qua trải nghiệm bi thảm lần này, hy vọng bọn họ có thể hiểu ra!”;
“Thật điên rồ! Cha mẹ của những đứa trẻ này ở đâu? Tại sao không bỏ học và không thôi việc? Đây là lừa đi ‘đánh trận’ rồi bỏ mạng vô ích!”;
“Những nam thanh nữ tú ‘rau hẹ’ (vật hy sinh) này bị cưỡng ép phải dùng mạng sống của mình để cứu lấy đất nước của đám quyền quý, còn con cái của chúng lại ở nước ngoài, sống trong nhà lầu, đi xe hơi để cổ vũ cho những thanh niên ‘rau hẹ’ này. Vâng, không có những thanh niên ‘rau hẹ’, làm sao chúng được ở nhà xịn, đi xe sang, làm sao có một đất nước để họ dựa dẫm và ‘hút máu’ chứ?”.
Một người dùng Twitter đã gửi lên video của Cổ Dư Tịch – một nhân vật “hot” trên cộng đồng mạng Trung Quốc Đại lục. Cổ Dư Tịch tiết lộ trong video rằng, hôm trước, Liễu Phàm, một y tá tại bệnh viện Vũ Xương, đã chết vì virus viêm phổi. Vào ngày 2/1, Liễu Phàm vẫn đi làm. Vì cô không mặc quần áo bảo hộ nên đã bị nhiễm virus và khiến cả gia đình bị nhiễm bệnh. Bố mẹ cô đã qua đời vì bệnh, chỉ còn em trai cô là vẫn đang cấp cứu ở ICU.
Cổ Dư Tịch nói: “Dịch bệnh đang hoành hành và những nhân viên y tế này không phải là ‘bách độc bất xâm’, họ cũng đang dùng chính mạng sống của mình để chiến đấu. Cô than thở rằng, tại sao mỗi khi có vấn đề, thì con cái của thường dân lại phải gồng mình lên gánh vác, và một số sinh viên trường y còn chưa tốt nghiệp đã phải đi làm bia đỡ đạn, giống như quân tình nguyện ‘mặc quần đơn áo chiếc’ được gửi đến Bắc Triều Tiên năm đó”.
又見女俠 pic.twitter.com/RnODRx0pUU
— 沉默的力量The power of silence (@2mmbPkM00IJwIUV) February 16, 2020
Kể từ khi dịch viêm phổi bùng phát ở Vũ Hán, các quan chức ĐCSTQ đã công khai thừa nhận rằng chính quyền đã che giấu dịch bệnh, khiến dịch bệnh lan rộng mất kiểm soát. Chính quyền ĐCSTQ đã phát hiện bệnh nhân nhiễm bệnh từ đầu tháng 12/2019, nhưng mãi đến ngày 20/1 năm nay, chính quyền mới bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Nhưng mọi thứ đã quá muộn. Thời kỳ “hoàng kim” để phòng chống dịch bệnh đã bị bỏ lỡ, dịch bệnh lan rộng khắp Trung Quốc cùng hơn 20 quốc gia và khu vực ở nước ngoài. ĐCSTQ đã bị dư luận quốc tế lên án vì điều này.
Sau khi Vũ Hán đóng cửa, dịch bệnh tiếp tục xấu đi và nguồn cung cấp vật tư y tế phòng hộ cho tuyến đầu trở nên khan hiếm. Nhiều nhân viên y tế gần như “khỏa thân” trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, khiến nhiều nhân viên y tế bị nhiễm bệnh hoặc thậm chí tử vong. Một số nhân viên y tế đã suy sụp và nói trong nước mắt: Bệnh viện thậm chí còn không chuẩn bị tốt các vật tư cơ bản và họ phải tự “chế tạo súng” khi “xung phong chiến đấu”. Nhân viên y tế cũng tiết lộ rằng, nhiều tốp nhân viên y tế tuyến đầu đã “ngã xuống”, và bản thân cũng đã tự chuẩn bị sẵn di chúc cho mình.
Gần đây, một quan chức cấp cao của Vũ Hán cũng tiết lộ trên mạng rằng, hàng ngàn nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh trong hai tuần qua. Theo báo cáo chính thức của ĐCSTQ, hiện có khoảng 20.000 nhân viên y tế hỗ trợ Vũ Hán. Tỉnh Hồ Bắc đã mở 11.000 giường cách ly và 170.000 nhân viên y tế đang “chiến đấu trên tiền tuyến”.
Vào ngày 9/2, Weibo Trung Quốc Đại lục đã đăng bài viết của một cư dân mạng ở Thượng Hải. Tác giả bài viết nói rằng, các bạn cùng lớp, bạn học cũ và những người bạn khác đang làm công tác y tế đã đến Vũ Hán để hỗ trợ vào ngày 8 và 9, đồng thời nhấn mạnh họ là đội quân “chiến đấu giỏi”, “đội quân tinh nhuệ nhất trong ngành y tế Trung Quốc” mà mình từng biết. Người đăng bài nói: “Đã phải điều động đến đội quân này, chứng tỏ mức độ nghiêm trọng nơi tiền tuyến”.
Tuy nhiên, khi các nhân viên y tế từ nhiều nơi đổ xô ra tiền tuyến ở Vũ Hán để chống lại dịch bệnh, tình trạng thiếu nguồn cung cấp vật tư y tế tiếp tục bùng nổ. Tuy nhiên, một số người trong cuộc gần đây đã tiết lộ: Khoa vật tư của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán có đầy đủ các vật tư nhưng không được phân phối cho các phòng ban, mục đích là để nguỵ tạo lấy thành tích. “Mạng sống của các bác sĩ không phải là mạng sống sao?”; “Đáng thương nhất là nhân viên y tế tốp đầu tiên”.
Một số cư dân mạng đã để lại bình luận rằng, nguồn vật tư không đầy đủ, tất cả đều được tích trữ để các nhà lãnh đạo sử dụng trước. Các nhân viên y tế hết tốp này đến tốp khác sẽ phải bỏ mạng, chúng coi mạng người như cỏ rác.
Ngô Tộ, một học giả Hoa kiều tại Hoa Kỳ nói rằng, một số lượng lớn nhân viên y tế tuyến đầu đã bị nhiễm bệnh, chủ yếu là do chính phủ ĐCSTQ chặn thông tin và kiểm soát dư luận. Điều này đối với chính đồng bào của mình và những nhân viên y tế ở tuyến đầu là rất vô nhân đạo, thậm chí là tàn ác.
Minh Huy (Theo NTDTV)