Y tá cách ly được xuất viện, tranh cãi về kiểm dịch nhân viên y tế tại Mỹ

28/10/14, 10:52 Chưa phân loại

Nữ y tá Mỹ bị cách ly tại bệnh viện ở New Jersey sau khi trở về từ Tây Phi đã xuất viện hôm Thứ Hai (27/10), luật sư của cô cho biết.

Ebola
Kaci Hickox và hình ảnh khi cô làm việc tại Sierra Leone.

Kaci Hickox, người trao đổi với CNN rằng việc cách ly này vi phạm nhân quyền, đã được ra viện sau khi có kết quả âm tính với Ebola.

Cũng trong ngày Thứ Hai (27/10), cậu bé trai 5 tuổi từng đến Tây Phi và có triệu chứng sốt cũng nhận kết quả âm tính với Ebola, giới chức Y tế thông tin.

Nữ Y tá trở lại Maine

Hickox được cách ly hôm Thứ Sáu (24/10) vào ngày trở về sau một tháng làm việc tại Sierra Leone.

Việc cách ly cô là một phần trong chính sách được Thống đốc bang New York và New Jersey ban hành trước đó, áp dụng cho nhân viên y tế từng tiếp xúc với bệnh nhân Ebola tại Tây Phi. Chính sách này nhận khá nhiều chỉ trích của giới y khoa.

Hôm Chủ Nhật (26/10), Hickox chia sẻ với CNN qua điện thoại, “sự quá đáng này thật không thể chấp nhận được, tôi thấy nhân quyền cơ bản của mình bị vi phạm”. Nữ y tá nói cuộc sống cá nhân của cô bị xáo trộn bởi những gì Thị trưởng bang New Jersey đã làm.

Chris Christie, người chưa qua huấn luyện y tế, mô tả Hickox là “không bình thường”.

Hickox sẽ trở lại Maine và đang hoàn tất thủ tục cho chuyến đi, luật sư của cô là Stephen Hyman chia sẻ với CNN.

“Ưu tiên của cô ấy là ra khỏi bệnh viện và trở về cuộc sống bình thường”, vị luật sư nói.

Người này cũng thông tin, cô có “cơ sở pháp lý” để kiện chính sách cách ly tại New Jersey và New York, nhưng người y tá này không chắc có muốn làm điều đó hay không.

Mỗi bang sẽ có luật lệ kiểm dịch khác nhau, theo Steven Gravely, người hỗ trợ soạn lại luật cách ly bang Virginia để giúp bang này ứng phó thuận tiện hơn trước dịch Ebola.

Hiến pháp Mỹ cho phép các bang có thẩm quyền đối với cách thức thực thi vấn đề liên quan tới y tế, mặc dù chính phủ liên bang kiểm soát những mối lo ngại về diễn biến tình hình y tế cộng đồng tại sân bay và cảng biển, ông Gravely thông tin thêm.

CDC ban hành quy chế mới

CDC đã ban hành quy chế mới cập nhật áp dụng cho người đã từng chăm sóc bệnh nhân Ebola.

Hôm Thứ Hai (27/10), Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) đã cho ra văn bản hướng dẫn cập nhật đối với người có khả năng phơi nhiễm virus Ebola.

“Quy chế hướng dẫn mới tăng cường khả năng bảo vệ thông qua quy định mức độ phơi nhiễm khác nhau và đề xuất thực hiện hoạt động y tế cộng đồng tùy thuộc vào mỗi cấp độ phơi nhiễm”, Giám đốc CDC là Tiến sĩ Tom Frieden trình bày.

Những người tiếp xúc trực tiếp với dịch thể bệnh nhân sẽ được phân vào loại nguy cơ cao. Người có nguy cơ thấp khi đi cùng máy bay với những ai có triệu chứng nhiễm Ebola.

Frieden từ lâu đã không ủng hộ lệnh giới hạn đi lại bằng máy bay, vì theo ông điều này có thể làm tổn hại đến những nỗ lực của cộng đồng y tế thế giới trong việc khống chế đại dịch Ebola tại Tây Phi.

“Chúng ta còn phải nỗ lực nhiều để thoát ra khỏi tình thế hiện nay. Tại 3 quốc gia Tây Phi ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, chúng tôi thấy được một số dấu hiệu tích cực, nhưng đây vẫn là cuộc chiến khó khăn và trường kì”, ông chia sẻ.

Các bang ở Mỹ đang xúc tiến đối phó dịch

Giám đốc CDC cho biết, hoạt động giám sát 21 ngày đã được khởi động hôm Thứ Hai (27/10) tại 6 bang, nơi có khoảng 70% du khách đến Mỹ từ Liberia, Guinea và Sierra Leone. Các bang này là New York, Pennsylvania, Maryland, Virginia, New Jersey và Georgia.

Khoảng thời gian ủ bệnh tối đa của virus Ebola là 21 ngày.

Quan chức địa phương vẫn sẽ không ngừng liên lạc với tất cả du khách đến từ ba nước Tây Phi ở tâm dịch trong suốt 21 hôm tính từ ngày cuối cùng có nguy cơ lây nhiễm virus Ebola, Frieden cho biết.

Những người này được yêu cầu thông báo về thân nhiệt, có bị sốt hay không và chỉ được đi du lịch khi có xác nhận của cơ quan y tế về tình trạng sức khỏe liên quan.

Theo thống đốc bang Illinois là Pat Quinn, biện pháp này thực chất là “cách ly tại nhà” và “nó quá quan trọng đến mức cần kiểm soát thay vì chỉ dựa và ý thức của người được cách ly”.

Việc cách ly có phản tác dụng

Lập luận chủ yếu để phản đối lệnh cách ly đó là việc này có thể làm nản lòng các nhân viên y tế tình nguyện đến Tây Phi chiến đấu với dịch Ebola và ảnh hưởng tới kế sinh nhai của họ.

“Tôi lo các nhân viên y tế sẽ nhụt chí” khi cần người đến Tây Phi, Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện nghiên cứu Mầm bệnh Truyền nhiễm và Dị ứng thuộc Viện Y tế Quốc gia chia sẻ.

“Nếu tôi phải mất 3 tuần mới trở lại công việc được thì tôi sẽ chẳng thể hoàn tất nhiệm vụ được giao…có nghĩa là điều này không khả thi với tôi”, theo Bác sĩ John Carlson, nhà miễn dịch học nhi khoa tại Đại học Tulane.

Bác sĩ nhiễm Ebola tại Bellevue

Bệnh viện Bellevue, nơi một bác sĩ nhiễm bệnh bị cách ly.

Trung tâm bệnh viện Bellevue cũng là nơi bác sĩ có kết quả dương tính với virus Ebola đang bị cách ly. Ông đang trong tình trạng nguy hiểm nhưng ổn định hôm Thứ Hai (27/10), theo Raju.

Spencer về Mỹ vào ngày 17/10 sau thời gian lưu trú tại Guinea.

Vì đã tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Ebola nên Spencer cố gắng hạn chế tiếp xúc với người khác, nhưng ông đã đi một vài nơi và ở bên bạn bè.

Vị hôn thê của Spencer cũng bị cách ly tại Bellevue, nhưng bác sĩ cho biết cô không nhiễm virus, theo Jean Weinberg, phát ngôn viên của Sở Y tế thành phố.

“Chúng tôi đã rút kinh nghiệm sau vụ việc tại Dallas”, Raju chia sẻ, đề cập đến những sai phạm tại Texas khi một người Liberia nhiễm Ebola đến từ Tây Phi đã lây bệnh cho hai y tá chăm sóc mình.

Ebola và quân đội Mỹ

Hôm Chủ Nhật (26/10), Lầu Năm Góc chưa khẳng định liệu họ có sẵn lòng tiếp tục gửi lực lượng ứng phó nhanh virus Ebola đến các bang có hoạt động kiểm dịch bắt buộc áp dụng trên nhân viên y tế.

Một đội phản ứng gồm 30 người đã hoàn tất khóa huấn luyện và sẵn sàng ra quân sau 72 giờ nhận chỉ thị. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel sẽ là người phê chuẩn quyết định triển khai lực lượng này.

CNN đưa tin, Thiếu tá Darryl A. Williams, Tư lệnh Mỹ phụ trách quân đội tại châu Phi và khoảng 10 nhân viên hiện đang “bị giám sát” tại Italia ngay lúc hạ cánh sau chuyến công du Tây Phi vào cuối tuần.

Một quan chức cho biết, chính quyền Italia đã tiếp xúc với phi hành đoàn của Williams cùng đầy đủ “trang bị bảo hộ CDC”,  trang thiết bị được các nhân viên y tế mặc khi tiếp xúc với bệnh nhân Ebola.

Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy thành viên trong đoàn nhiễm virus.

Thiên Hà, Hàn Mai – Theo CNN

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?