Trong chúng ta có rất nhiều người hỏi rằng, tại sao hàng ngày phải thắp nhang đèn ở trong chùa, trước tượng Phật hoặc bàn thờ Phật tại nhà mình? Hãy đọc bài viết này bạn sẽ tìm ra đáp án!
Từ ngày xưa, chúng ta vẫn thường thấy bà hoặc mẹ lên chùa thắp nhang đèn lên bàn thờ Phật. Việc làm này cho đến bây giờ người ta vẫn làm thường hằng như một phong tục. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa sâu xa của của việc thắp nhang đèn này.
Trong《Vô lượng thọ kinh》viết:
“Vi thế chi đăng minh, nãi nhân gian tối thắng chi phúc điền” (Ánh sáng nhang đèn tỏa, nhân gian đầy phúc điền)
Trong 《Bồ tát tàng kinh kinh》viết: “Bách thiên đăng minh, sám trừ hối tội” (Thắp rất nhiều nhang đèn, sẽ giải trừ được tội tỗi)
Kỳ thực mục đích của việc thắp nhang đèn chính là thỉnh cầu Phật ban ơn phóng thích trí huệ qua ánh sáng của nhang đèn để khai mở cho tâm trí, mang lại phúc lành cho con người.
Trong《Đại tập kinh》viết:
“Bởi vì Phật nhìn thấy có rất nhiều chúng sinh bị u mê, thế là bảo họ đốt nhang đèn để Phật khai phát trí huệ của mình qua anh sáng của nhang đèn, với mục đích giúp chúng sinh phá giải u mê của thế gian, từ đó mà có thể tu tâm dưỡng tính, khai mở trí huệ”
Trong《Hoa nghiêm kinh》viết:
“Huệ đăng có thể phá mê” (Ánh sáng của đèn có thể giải phá mê trong tâm con người)
Con người sống trong tam giới, khi động niệm thì ai cũng tạo nghiệp, nếu là thiện niệm thì sẽ tạo thiện nghiệp, ác niệm sẽ tạo ác nghiệp. Nhưng họ thực sự rất khó phân biệt được thiện – ác, thật – giả, thị phi, nên họ rất dễ ở trong mê mà tạo ác nghiệp, để rồi sinh mệnh phải hoàn trả tất cả những gì mình đã gây ra.
Một người khi thắp nhang đèn niệm Phật, nếu thật sự thành tâm, một lòng hướng Phật, hướng thiện, thì Phật sẽ khai phát trí huệ của mình qua ánh sáng của nhang đèn, giúp cho tâm của họ thanh tỉnh, luôn tĩnh lặng. Từ đó họ sẽ phân biệt được những gì nên làm những gì không nên làm.
Nếu chúng ta thường đến chùa thắp nhang với tấm lòng thành kính hướng Phật, không mang theo bất cứ truy cầu nào thì chắc chắn sẽ được thiện báo như sau:
1. Hai mắt, khuôn mặt, tứ chi luôn đầy đủ, mọi bộ phận của thân thể luôn toàn vẹn, sẽ không bao giờ bị khuyết tật.
2. Không ốm đau, giọng nói luôn điềm đạm nhu hòa.
3. Tâm địa thanh minh sáng suốt.
4. Cặp mắt luôn sáng, trong suốt, nhìn rất tinh minh, có thê thấy được những vật rất bé.
5. Cuộc sống yên ổn, áo cơm sung túc.
6. Cả tâm lẫn thân đều tự tại, tiền tài, của cải lương thiện cuồn cuộn đến.
7. Có thể đắc chuỗi ngọc mỹ lệ và vườn cây tươi tốt.
8. Luôn khỏe mạnh cường tráng, tràn đầy sức sống.
9. Sẽ không bị dính vào những chuyện đôi co với người khác, không gặp những chuyện phiền não.
Đây chính là không cầu mà tự đắc được vậy!
Cuộc đời con người là một quá trình nhân quả, chúng ta gieo nhân nào thì sẽ thu được quả đó, khi chúng ta có tâm như thế nào, thì sẽ có cuộc đời đúng như thế đó.
Một cây có những rễ to, sẽ có cành lá sum suê rủ xuống che mát cho người đi đường. Một người có thiện tâm, thường hay phó giúp đỡ người gặp khó khăn, cũng chính là tích được công đức cho chính mình.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất nhiều người đã hiểu sai ý nghĩa của việc lên chùa thắp nhang cầu Phật, họ chủ yếu là mang theo tâm truy cầu đủ loại mà đến, cầu tiêu tai, giải nạn, hết bệnh, phát tài, tình duyên thuận lợi v.v…, chứ rất ít người vì thành tâm muốn tu luyện tâm tính, muốn hướng thiện làm người tốt mà cầu đến Phật.
Kỳ thực nếu một người tâm hoàn toàn vô vi, không truy cầu gì, một lòng tu tâm, muốn cầu Phật ban cho sức mạnh và nghị lực để vượt qua cám dỗ, mê hoặc trong cuộc sống, thì cái tâm này sẽ được đến thế giới của Phật, Phật sẽ giúp đỡ cho họ, tạo ra cho những điều kiện tốt nhất để họ tu luyện.
Đó chính là tu nội mà an ngoại, vô cầu mà tự đắc. Nhưng có một điểm, những điều Phật làm cho họ chỉ là giúp họ tu tâm luyện tính, nếu tâm họ lại nảy sinh điều bất chính, muốn truy cầu danh lợi, tiền tài v.v…, thì Phật sẽ thu lại những gì đã cấp cho họ.
Lê Hiếu, dịch từ cmoney.tw