Tinh Hoa

Ý kiến chuyên gia: Vấn đề khởi kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc rất “khả quan”

Vấn đề có nên cho phép người dân khởi kiện Trung Quốc hay không đang nhanh chóng trở thành vấn đề trọng đại của cả thế giới. Trong khi đó, phần lớn các ý kiến đều cho rằng virus Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt nguồn từ Vũ Hán, sau đó lây lan ra khắp thế giới vì che giấu thông tin.

Virus viêm phổi Vũ Hán không phải đến từ tự nhiên, mà là một loại virus được tổng hợp. (Ảnh: VOV)

Vấn đề có nên cho phép người dân Hoa Kỳ khởi kiện ĐCSTQ hay không đang nhanh chóng trở thành vấn đề trọng đại của riêng Hoa Kỳ và cả thế giới nói chung, khi mà phần lớn các ý kiến đều cho rằng loại virus “chết người” này bắt nguồn từ Vũ Hán, sau đó lây lan ra khắp thế giới vì sự lừa dối của ĐCSTQ.

Cho đến nay, thế giới chưa biết rõ mức độ phạm tội và quy mô lừa dối của ĐCSTQ như thế nào trong vấn đề này. Những gì chúng ta biết được là ĐCSTQ đã che giấu quy mô đại dịch trong nhiều ngày, và thực tế là có nhiều bác sĩ và nhà báo dân chủ tại trung Quốc đã bị “diệt khẩu” vì đưa tin về sự bùng phát của dịch Vũ Hán. Một vài người trong số họ đã “mất tích” trong khi virus này tiếp tục lây lan ra toàn thế giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và những người khác đã và đang thảo luận về việc yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cấp chính phủ. Vậy liệu những người dân thấp cổ bé họng như chúng ta có thể được bồi thường?

Truy cứu trách nhiệm bồi thường

Mục đích của một vụ kiện là buộc bị cáo phải bồi thường cho nguyên đơn vì những thiệt hại đã gây ra, và nhằm răn đe tội phạm để họ không lặp lại những hành động sai phạm hoặc những điều tương tự.

Liệu chúng ta có thể đạt được các mục đích trên, khi các cá nhân hoặc các nhóm đại diện đứng lên khởi kiện ĐCSTQ vì những dối trá của chính quyền này liên quan đến dịch Vũ Hán?

Tờ Epoch Times gọi virus Vũ Hán là virus ĐCSTQ, bởi sự che giấu thông tin của ĐCSTQ về giai đoạn bùng phát ban đầu và cách thức virus lây lan đã khiến dịch bệnh lan rộng toàn cầu.

Thật khó để hình dung được liệu có khoản bồi thường nào có thể bù đắp được cho hơn 200.000 người đã tử vong vì virus này, [tính đến thời điểm của bài viết này, và trong số đó có gần 60.000 công dân Hoa Kỳ]. Ngoài ra, hệ lụy của dịch bệnh này chính là nền kinh tế toàn cầu bị tàn phá, điều này có thể mang lại hậu quả tiêu cực lớn hơn đối với  sức khỏe và phúc lợi của nhân loại trong tương lai.

Do đó, ai có thể tính toán ra được những khoản bồi thường này? Và bằng cách nào chúng ta có thể thu hồi được chúng?

Xét về hành vi của ĐCSTQ, tại sao các vụ kiện lại có thể răn đe chế độ toàn trị này? Chẳng phải là việc này cuối cùng rồi sẽ “trút gánh nặng” lên người dân Trung Quốc hay sao?

Tuy nhiên, trên thực tế, nợ thì phải hoàn trả. Nếu không, đó sẽ là sự xúc phạm, sự vô trách nhiệm đối với những công dân của chúng ta, bằng cách này hay cách khác họ đều đã phải chịu thiệt hại, và như thế là đi ngược với đạo lý. Việc bỏ qua hành động này của ĐCSTQ và tiếp tục “quan hệ bình thường” sẽ hầu như không giải quyết được hậu quả, nếu không muốn nói là sẽ hoàn toàn không thể.

Những vụ kiện như thế này chắc chắn sẽ mang lại kết quả, kể cả về mặt tài chính, một cách đáng ngạc nhiên. Có một “bằng chứng về tính khả thi” của việc khởi kiện Trung Quốc mà tôi sẽ đề cập dưới đây.

Quyền miễn trừ pháp lý đối với quốc gia

Trong thời gian này, nhiều nhóm thành viên Quốc hội đang trong tiến trình đưa ra đạo luật, nhằm cho phép công dân Hoa Kỳ khởi kiện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đó là ba nhóm thượng nghị sĩ bao gồm: Marsha Blackburn và Martha McSally; Lance Gooden và Tom Cotton; và nhóm của Dan Crenshaw và Josh Hawley.

Những đề xuất của cả ba nhóm này đều có những điểm tương đồng. Tuy nhiên, dự luật Blackburn-McSally áp dụng cho các công dân; hai nhóm còn lại đưa thêm vào một số mức độ giám sát của Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp, mà khi chính quyền có sự thay đổi sẽ gây trở ngại cho các nguyên đơn.

Ngoài sự khác biệt trên, cả ba nhóm đều đi đúng hướng và cuối cùng đều đạt cùng mục tiêu. Những nhà lập pháp này đều là thành viên Đảng Cộng hòa, và điều này cho thấy mức độ sẵn sàng đối đầu với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của cả hai đảng chính của Hoa Kỳ vào thời điểm này.

Tuy nhiên, một số nhà lập pháp bảo thủ có uy tín đang phản đối dự luật mới này, thậm chí là với thái độ rất cương quyết. Điểm mấu chốt mà họ tranh luận là về “Quyền miễn trừ pháp lý đối với quốc gia” trong Đạo luật Miễn trừ đối với Chủ quyền Nước ngoài (1976), để một quốc gia (hoặc tay sai của họ) có thể bị kiện. Mặc khác, họ cho rằng Hoa Kỳ vốn là một quốc gia với nhiều quyền lợi hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, có thể tự mình “chiêu mời” các cuộc trả thù từ phía Trung Quốc với việc thay đổi điều luật này.

Nhìn chung, các nhà phê bình này cho rằng vấn đề này nên để những nhân vật chủ chốt trong chính phủ và các nhà ngoại giao đứng ra giải quyết, bởi họ “biết phải làm thế nào”, còn người dân thì không nên tham gia. Hãy để chính phủ đàm phán với chính quyền Trung Quốc và giải quyết các vấn đề theo thông lệ.

Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn tại hội nghị CPAC ở National Harbor, Md. (Ảnh qua Epoch Times)

Khi tờ Epoch Times đặt câu hỏi với bà Blackburn về những phản bác trên và những e ngại trong việc người dân khởi kiện chính quyền Trung Quốc, bà đã trả lời: “Trên thực tế, sự nhân nhượng đối với chính quyền Trung Quốc đã không còn đem lại giá trị gì cho Hoa Kỳ”.

“Trung Quốc không xem trọng  tự do báo chí, họ tổ chức việc đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ và vi phạm các thi hành án song phương”, bà nói.

Bà Blackburn còn cho biết thêm: “Đối với các quốc gia tôn trọng luật pháp, thì đặc quyền về “Quyền miễn trừ pháp lý đối với quốc gia” là có ý nghĩa. Nhưng đối với một quốc gia như Trung Quốc, người dân Hoa Kỳ chắc hẳn sẽ chẳng có được lợi ích gì trước một chính quyền đầy tai tiếng với các phiên tòa trái pháp luật và việc vi phạm nhân quyền đối với chính người dân Trung Quốc”.

Quả thật là như vậy, “”Quyền miễn trừ pháp lý đối với quốc gia” có thể là một chủ đề tranh luận thú vị trong lĩnh vực học thuật, nhưng lại không thích hợp trong thực tế”, bà tuyên bố.

Tương tự, nếu các cá nhân có thể khởi kiện, vấn đề này sẽ mang ý nghĩa “xung động”. Tất cả chúng ta đều có thể bắt đầu thực hiện. Việc người dân Hoa Kỳ khởi kiện ĐCSTQ sẽ là nguồn động lực cho người dân các quốc gia khác thực hiện theo. Còn nếu điều này không thể khởi được tác dụng như thế, thì việc khởi kiện cũng giúp tạo nên làn sóng đào thải chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

Trước đây khi xem xét học thuyết về “Quyền miễn trừ pháp lý đối với quốc gia”, Quốc hội đã đưa ra ngoại lệ đối với chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ vào năm 1996. Đến năm 2016, Quốc hội đã thông qua điều luật cho phép các cá nhân khởi kiện Ả Rập Saudi đối với sự kiện khủng bố lịch sử ngày 9/11/2001.

Khởi kiện những kẻ khủng bố

Vậy “bằng chứng của tính khả thi” mà tôi đã đề cập trước đó là gì?

Năm 1999, luật sư Nitsana Darshan-Leitner của Trung tâm Luật pháp Israel, cùng chồng là ông Avi Leitner, đã thay mặt những nạn nhân đứng lên khởi kiện những kẻ khủng bố và các các quốc gia tài trợ khủng bố. Theo trang web chính thức, tính đến thời điểm hiện tại, họ đã giành được phán quyết đền bù đáng kinh ngạc trị giá 2 tỷ USD và họ đã thu hồi được 300 triệu USD.

Tờ Epoch Times đã gửi yêu cầu trả lời câu hỏi đến bà Darshan-Leitner, về việc khi bà bắt đầu đặt vấn đề khởi kiện, bà có gặp phải trở ngại giống như bà Blackburn và các đồng sự hiện nay hay không? Bà đã trả lời như sau:

“Khi chúng tôi khởi xướng các vụ kiện đầu tiên để chống lại các nhóm khủng bố và những quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự phản bác và nghi ngại. Hầu hết các quan chức chính phủ đều cho rằng hành động dân sự chống lại những kẻ khủng bố và những chính quyền vô đạo đức là không thể khả thi, cũng như nghi ngờ việc vụ kiện có thể mang lại kết quả.

Bộ Ngoại giao và một số cơ quan tình báo cho rằng các vụ kiện của chúng tôi đang can thiệp vào các vấn đề riêng của một vương quốc độc lập.

Ban đầu, chúng tôi không thể thuyết phục được báo giới. Họ cho rằng điều này nhiều nhất cũng chỉ là thu hút được sự chú ý từ công luận. Gia đình các nạn nhân bị khủng bố, những người  hầu như không được hỗ trợ trong việc này, đã không tin rằng chúng tôi có thể thành công. Họ chỉ miễn cưỡng đồng ý. Có rất nhiều sự ngờ vực và thiếu tin tưởng”.

Câu chuyện của bà Darshan-Leitner quen thuộc phải không?

Giờ đây, bà Darshan-Leitner là người hùng của Israel, và bà đang hợp tác chặt chẽ với tổ chức chống khủng bố Mossad trên toàn cầu.

Hãy trút bỏ lo ngại về việc những công dân đơn lẻ chúng ta có thể là nguyên đơn trong vụ kiện chính quyền Trung Quốc. Chúng ta có thể sẽ đạt được những kết quả mà bà Darshan-Leitner và cộng sự của bà đã từng đạt được.

Roger L. Simon là chuyên gia phụ trách chuyên mục chính trị cao cấp của tờ The Epoch Times. Ông là tiểu thuyết gia từng đoạt giải thưởng, là nhà biên kịch được đề cử giải Oscar, và là người đồng sáng lập PJ Media. Cuốn sách gần đây nhất của ông là cuốn “The GOAT”.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến riêng ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Theo NTDVN