Những ngày gần đây, Trung Quốc xuất hiện một số quan viên ngã ngựa với tội danh trước nay chưa từng thấy. Có phân tích cho rằng những tội danh này cho thấy rõ sự sợ hãi thật sự của Tập Cận Bình trước tình thế nguy cấp trong nội bộ đảng, hiện ông Tập “không sợ trời, không sợ đất, chỉ sợ nội bộ đảng không nghe lời”.
Ngày 21/10, tin tức từ Ủy ban Giám sát thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật tỉnh Quý Châu cho thấy, nguyên Ủy viên đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Khai thác Địa chất Kim loại và Công nghiệp Hạt nhân Cung Hiểu Nông bị khai trừ đảng và cách chức vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”.
Điều khiến ngoại giới chú ý nữa là, tội danh ban đầu của Cung Hiểu Nông không phải là tham ô nhận hối lộ, mà là “Không bảo trì thống nhất ý kiến với trung ương đảng về các vấn đề quan trọng”, hơn nữa còn có tội danh “không đồng lòng” với đảng. Đây là tội danh lần đầu tiên được chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng, nhưng lý do cụ thể của các tội danh này thì không được tiết lộ.
Các bài viết trong những năm trở lại đây đều nhìn nhận dấu hiệu sụp đổ hình thái ý thức ĐCSTQ ngày càng rõ ràng, Tập Cận Bình có thể nhìn thấy rất rõ hiện trạng “nội bộ lục đục” trong lòng cảm thấy thời gian “vong đảng” đã cận kề.
Vào cuối tháng 5/2019, một chủ đề giáo dục có tên “Chớ quên tâm nguyện ban đầu, nhớ rõ sứ mệnh” đã tạo nên cuộc vận động chỉnh đốn tác phong thành viên toàn đảng.
Ngày 24/6, Tập Cận Bình tại cuộc họp Bộ Chính trị ĐCSTQ đã cảnh báo nguy cơ “lung lay nền tảng của đảng” không chỗ nào không có, “nhiều vấn đề tụ lại sẽ thành vấn đề to, một lỗ hổng nhỏ để tràn ra sẽ gây sụp đổ lớn”. Ngoại giới cho rằng, “nguy cơ không chỗ nào không có” mà Tập Cận Bình nhắc đến chính là cách nói được điều chỉnh của “cảnh báo vong đảng”.
Tập Cận Bình vào ngày 3/9 tại trường đảng đã 58 lần lặp lại từ “đấu tranh”. Sau ngày 1/10, truyền thông Trung Quốc tiếp tục xuất bản sách ghi chép những bài nói chuyện quan trọng của ông Tập Cận Bình quyển 1, đề cập thẳng “phòng ngừa họa từ trong nhà”, ám chỉ “kẻ thù ngay trong nội bộ đảng”.
Ngày 12/10, Tập Cận Bình đến thăm Nepal cũng đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ: “Bất kỳ ai có ý gây chia tách vùng lãnh thổ nào trên đất nước Trung Quốc đều sẽ phải nhận kết cục thịt nát xương tan”.
Chuyên gia bình luận chính trị Trần Phá Không nhận định, Hội nghị trung ương 4 sắp tới, biểu hiện của ông Tập Cận Bình giống như nhắm tới đàm phán thương mại Mỹ – Trung và vấn đề Hồng Kông, nhưng kỳ thực là nhằm vào vấn đề nội bộ đảng.
Trước mắt thế cục Hồng Kông vượt quá tầm kiểm soát, tình hình càng trầm trọng, trong khi cách thức xử lý của ông Tập Cận Bình vấp phải nhiều chỉ trích và gây chia rẽ nội bộ đảng. Ông Tập đã nhân chuyến thăm Nepal để đưa ra lời cảnh báo cứng rắn đối với Hồng Kông, cũng như cảnh cáo nội bộ đảng đừng mượn Hồng Kông để đánh đồng mọi việc, bằng không nếu bị tình nghi gây chia rẽ thì sẽ “động núi đánh hổ”.
Trần Phá Không phân tích, Hội nghị trung ương 4 là “trận chiến bảo vệ quyền lực” của Tập Cận Bình, nếu Tập Cận Bình bị đánh hạ, “lộ trình” của ĐCSTQ sẽ có thay đổi lớn. Ngược lại, nếu Tập Cận Bình thắng trận thì có thể lại khởi lên một sự thay đổi mới trong đảng.
Ngoài ra, vào ngày 8/10, trang web chính phủ công bố “Dự thảo xử phạt nhân viên chính phủ làm công tác quản lý nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, có điều khoản quy định rõ nhân viên chính phủ nếu có bài viết hoặc phát ngôn công khai “phản đối sự lãnh đạo của ĐCSTQ, phản đối chế độ chủ nghĩa xã hội khoa học, phản đối cải cách mở cửa” sẽ bị khai trừ và xử phạt.
Đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc dùng luật pháp quản lý quốc gia đưa vào điều lệ quản lý đảng viên và toàn thể nhân viên chính phủ.
Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn lời chuyên gia bình luận Tạ Tuyển Tuấn nói rằng: “Đại bộ phận cán bộ, đảng viên ĐCSTQ từ lâu đã không còn chút tín niệm nào đối với chủ nghĩa cộng sản, hiện tại bọn họ đối với hiện trạng chính trị bấy giờ thì cũng là ngồi đó coi xem Tập Cận Bình đang tự dày vò bản thân mà thôi”.
Chuyên gia chính trị và kinh tế Trình Hiểu Nông trước đây đã từng phân tích, từ khi Tập Cận Bình khởi động cuộc vận động xóa bỏ “hủ bại” cho đến nay, quan chức ĐCSTQ ngược lại còn biếng nhác hơn, thêm vào còn thì thầm chửi bới. Trước mắt, bên trong ĐCSTQ có 3 loại người khiến Tập Cận Bình mất ăn mất ngủ, một là kẻ thích dèm pha, hai là kẻ chẳng làm gì, ba là kẻ hay làm bừa.
Kẻ thích dèm pha là kẻ chuyên đi chế giễu, châm chọc coi xem chính quyền trung ương đang làm những trò hề gì, cho rằng Tập Cận Bình chẳng làm nổi chuyện gì, cũng chẳng đáng để quan tâm.
Kẻ chẳng làm gì thì lo thủ thân, ít làm việc, ít sai lầm, ngồi yên để cho người ta không nắm được thóp, trông chờ Tập Cận Bình làm hỏng chuyện, quan chức lại tham nhũng, kiếm tiền rồi chuyển ra nước ngoài.
Kẻ hay làm bừa, bảo họ đi về phía Đông thì họ gióng trống khua chiêng đi về phía Đông, bảo họ qua bên Tây thì họ ồn ào náo nhiệt kéo sang Tây, miễn sao là làm xong, được hay không cũng không quan tâm.
Cũng có người nói rằng, Tập Cận Bình hiện tại “không sợ trời, không sợ đất, chỉ sợ nội bộ đảng không nghe lời”, cảm thấy thời khắc “vong đảng” đã cận kề, “Trung Hoa mộng” cơ hồ đã như một tòa nhà nghiêng ngả sắp đổ sụp.
Khải Hoàn (Theo NTDTV)