Hôm thứ Năm (27/6), chiếc xe cảnh sát hộ tống ông Tập Cận Bình tại Nhật Bản đột nhiên mất kiểm soát ngay khúc rẽ khiến một cảnh sát bị thương nhẹ. Vụ việc khiến dư luận ở Trung Quốc cho rằng đây là điểm báo xui rủi dành cho ông.
Sự cố “điềm xấu” và “hạ đài”
Ngày 27/6 vừa qua, ông Tập Cận Bình đã đến Osaka bằng chuyên cơ riêng để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ 14.
Vào khoảng 2:30 chiều theo giờ địa phương, cảnh sát Nhật Bản đã hộ tống đoàn xe của ông Tập. Đến lối rẽ đường cao tốc Osaka và Kob, một chiếc xe cảnh sát bảo vệ ông Tập đột nhiên mất lái, đâm vào con lươn phân luồng ở giữa và lật xe, khiến một sĩ quan cảnh sát Trung Quốc bị thương nhẹ.
Dư luận và cư dân mạng ở Trung Quốc xem đây là một điểm xấu. Có người còn liên kết sự cố lần này với lần ông Tập suýt ngã từ trên bục cao 1,6 m trong chuyến thăm Nga.
Theo đó, cách đây 2 tuần, vào ngày 7/6, tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg, ông Tập đã bị “ngã xuống sân khấu” – tiếng Trung gọi là “hạ đài” – ngụ ý điềm xấu ông Tập có thể bị hạ đài, giáng chức.
Video: Ông Tập xuýt té tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg
Bế tắc vây quanh ông Tập tại G20
Ông Tập đến với G20 trong lúc đang đối mặt với thách thức có lẽ là lớn nhất kể từ khi nhậm chức. Một số dấu hiệu xấu cảnh báo Trung Quốc đang nhấp nháy: Trái phiếu chính phủ diễn biến tệ hại và nền kinh tế đang tăng trưởng ở tốc độ thấp nhất kể từ những năm 1990.
Trong khi đó, đang chạy đua để tái đắc cử năm 2020, thứ ông Trump tìm kiếm là một thỏa thuận làm vừa lòng những nghị sĩ có thái độ diều hâu đối với Trung Quốc tại đảng Cộng hòa, trong khi cũng phải trấn an những lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm kiếm một mối quan hệ Mỹ – Trung tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, đối với ông Tập, thỏa hiệp sẽ là một lựa chọn nguy hiểm.
Phần lớn yêu cầu của Mỹ để kết thúc thương chiến đều đòi hỏi Trung Quốc phải tự do hóa nền kinh tế bằng cách giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và thậm chí là cả thu hẹp tầm ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Những thủ thuật của ông Trump trong chiến tranh thương mại – liên tục đánh thuế hàng hóa Trung Quốc, chặn đứng khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ của Huawei, và hối thúc các doanh nghiệp Mỹ rời khỏi Trung Quốc – sẽ buộc bất kỳ nhà lãnh đạo Trung Quốc nào cũng phải đáp lại cứng rắn.
Tuy nhiên ông Tập lại có rất ít lựa chọn. Ông phải duy trì sức mạnh của những công ty như Huawei và ZTE – nhân tố sống còn đối với khả năng xuất khẩu các dịch vụ công nghệ cao bên cạnh hàng hóa bình thường. Đó là sự chuyển đổi quan trọng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong bối cảnh chi phí nhân công gia tăng khiến ngành sản xuất của Trung Quốc bị suy giảm đáng kể sức cạnh tranh.
Giới quan sát nhận định, kể cả khi Mỹ và Trung Quốc có thể đi đến thỏa hiệp, Trung Quốc khó tránh được cảnh đối đầu tại hội nghị G20 lần này.
Sức ép chính trị trong nước đối với ông Tập cũng rất lớn. Bắc Kinh cũng đang gặp phải nhiều vấn đề khác như cuộc biểu tình nổ ra ở đặc khu Hong Kong để phản đối việc thông qua luật dẫn độ tội phạm về đại lục. Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga sau đó đã phải thông báo tạm hoãn vô thời hạn dự luật ngày 15/6.
Xuân Nhạn (t/h)