Giải Nobel Hòa bình năm nay đã được trao cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), một tổ chức con của Tổ chức Hỗ trợ Lương thực của Liên hợp quốc. Gần đây, do dịch virus Vũ Hán hoành hành toàn cầu cùng với thiên tai thảm họa thường xuyên xảy ra, dẫn đến vấn đề lương thực của thế giới và Trung Quốc lại một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý.
Giải Nobel Hòa bình năm nay được trao cho Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc, nhằm ghi nhận những nỗ lực của tổ chức này trong việc chống nạn đói và cải thiện hòa bình ở các khu vực xung đột.
Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times, Lý Hằng Thanh, một học giả tại Viện Thông tin và Chiến lược Washington, Hoa Kỳ cho rằng, điều này cho thấy trước mắt đang tồn tại một vấn đề lớn về an ninh lương thực. “Nhất là Châu Phi, một đoạn thời gian trước, Bắc Phi vẫn còn gặp phải nạn châu chấu, hơn nữa châu chấu đã tiến vào Trung Á, bây giờ đang đến Bắc Phi, bây giờ cả thế giới thực sự không yên ổn, không phải châu chấu thì cũng là lũ lụt, cho nên lương thực là một vấn đề lớn.”
Trong một tuyên bố được đưa ra sau giải thưởng, David Beasley, Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới cho biết, giải thưởng do Ủy ban Nobel trao tặng đã khiến 690 triệu người không có lương thực trên thế giới trở thành tâm điểm của cộng đồng quốc tế. “Mỗi người trong số họ đều có quyền được sống một cuộc sống bình yên, không bị đói”.
Beasley vào tháng 6 năm nay đã chỉ ra rằng, trong bốn năm qua, số người bị đói cấp tính đã tăng gần 70%, từ 80 triệu lên 135 triệu. Đại dịch coronavirus năm 2019 (viêm phổi Vũ Hán) đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng hiện có. Các ước tính cho thấy vào cuối năm nay, số người bị đói nghiêm trọng có thể tăng gần gấp đôi lên 265 triệu người.
Theo ước tính của Liên minh toàn cầu về cải thiện dinh dưỡng (Global Alliance for Improved Nutrition), sẽ có thêm 300 triệu người nữa rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng – thiếu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn để đảm bảo sức khỏe.
ĐCSTQ che đậy cuộc khủng hoảng lương thực
Lý Hằng Thanh nói rằng, lương thực của Trung Quốc thực sự đang đối mặt với một vấn đề lớn, nhưng nó đã bị ĐCSTQ che đậy. “CCTV gần đây đã báo cáo rằng lương thực vụ chiêm đã đạt mức cao kỷ lục, thực sự làm người ta không thể tưởng tượng nỗi.”
Ông phân tích thêm, lương thực vụ chiêm chủ yếu là lúa mì, thời điểm thu hoạch rộ vào tháng 3 đến tháng 4, nhiều ngôi làng lúc đó đã bị phong tỏa không cho ra ngoài, vậy làm thế nào mà họ lại bội thu và cho năng suất cao, thậm chí là cao kỷ lục lịch sử.
Vào ngày 23/8, trong lần đi khảo sát ở Trùng Khánh, Lý Khắc Cường đã bóc vỏ ngô và nói rằng ngô đã bị ngâm trong nước và nó đã bị mục. Lý Hằng Thanh đặt câu hỏi: “Vậy làm thế nào mà cuối cùng lại có mức cao kỷ lục như vậy? Ban Tuyên giáo Trung ương đã làm điều đó, công tác kinh tế mà bọn họ làm chính là biên tạo các con số. Vì vậy, cuộc khủng hoảng đang thực sự ở đó.”
Năm nay, Đại Lục bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 có mưa lớn trên diện rộng, lở đất, lũ lụt và nhiều thiên tai khác đồng loạt ập đến, và còn có khí hậu khắc nghiệt như bão và mưa đá. Nhiều nơi đã trải qua lũ lụt mà mấy thập kỷ mới có một lần, hoặc thậm chí cả trăm năm mới có một lần, trong đó còn có hiện tượng cây ngô đổ rạp hết ở ba tỉnh đông bắc và Hồ Nam….
Nhiều quốc gia ngừng xuất khẩu lương thực, ĐCSTQ chịu áp lực lớn
Lý Hằng Thanh cũng nói rằng, trong những tháng gần đây, một số nước Trung Á như Việt Nam, Thái Lan, Kazakhstan, Tajikistan, cũng như các nước Đông u như Nga, đã ngừng xuất khẩu lương thực. Cho nên, một đoạn thời gian trước, Tập Cận Bình đã rất lo lắng, ông yêu cầu kiểm tra kho ngũ cốc để biết lương thực dự trữ còn bao nhiêu, kết quả là ngay khi kiểm tra thì các kho ngũ cốc liền bốc cháy và sau đó 7 kho lương thực trực thuộc nhà nước cũng liên tiếp bị bốc cháy.
“Là do vựa lúa bị thâm hụt lớn, nếu không kiểm tra thì không có chuyện bốc cháy, kiểm tra một cái thì liền bốc cháy. Đó chính là trong kho không có lương thực, và không có bằng chứng bị thiêu hủy. Cái này thời nhà Thanh và nhà Minh cũng tương tự vậy, Hoàng Thượng cũng nói muốn kiểm tra lương thực thì lập tức bốc cháy.
Sau đó, Quốc vụ viện ra văn bản nói rằng không cần kiểm tra nữa thì lửa cũng dừng cháy. Đây là sự kiện năm nay. Bao gồm cả giai đoạn trước, nói đến việc tiết kiệm nghiêm ngặt, thắt lưng buộc bụng…, những thứ này chắc chắn là có liên quan đến sự xuất hiện của khủng hoảng lương thực.”
Viên Long Bình, người được mệnh danh là “cha đẻ của lúa gạo” ở Đại lục, hồi tháng 7 năm ngoái cho biết nếu nước ngoài không bán lương thực, thì Trung Quốc sẽ đói vì không đủ lương thực.
Minh Huy