Tinh Hoa

Vòng luẩn quẩn “đầu độc lẫn nhau” của người Trung Quốc

Vì chạy theo lợi nhuận nên người Trung Quốc không ngại cung cấp những sản phẩm độc hại ra thị trường. Vô tình người này cung cấp thứ xấu cho người kia để đến lượt mình cũng sẽ nhận những điều xấu từ người khác…cứ thế họ đang “đầu độc” lẫn nhau.

Người dân Trung Quốc đầu độc nhau bằng thực phẩm bẩn.

Ăn

Người trồng rau: Do lạm dụng thuốc trừ sâu nên không dám ăn mà chỉ bán cho người khác. Họ nói: “Rau có độc, tôi ăn thịt thôi”.

Người chăn nuôi: Tiêm hoóc-môn kích thích tăng trưởng nên không dám ăn mà bán cho người khác. Họ nói: “Thịt có hại, tôi ăn rau thôi”.

Người chế biến thực phẩm: Đậu hủ, cải bẹ, tương ớt… thì cho thêm phẩm màu Sudan đỏ (chất cực độc có khả năng gây ung thư). Họ nói: “Tôi biết những thứ này vô cùng có hại nên không ăn!”.

Trong sữa bột, chế phẩm sữa có Melamine (C3H6N6), người sản xuất nói: “Những thứ này có độc, tôi không ăn”.

Nhà hàng thì dùng dầu cống ngầm, ông chủ và nhân viên nói: “Cái này ăn không được đâu, tôi không ăn đồ ăn tôi nấu, tôi đi ăn nhà hàng khác”.

Gạo đánh bóng bằng nến, người sản xuất nói: “Nến không thể ăn được, tôi không ăn gạo này, tôi ăn các loại ngũ cốc khác”.

Nếu những thứ nông dân trồng họ không thể ăn, nông dân nuôi họ không thể ăn, người chế biến thực phẩm làm ra họ cũng không thể ăn được, chẳng lẽ mỗi người tự trồng, tự nuôi, tự cung tự cấp sao? Không thể nào được.

Thực phẩm độc hại này ai ăn đây? Bác sĩ, nông dân, người sản xuất quần áo… Thậm chí còn có bản thân họ nữa.

Dầu ăn được tái chế từ chất thải dưới cống

Mặc

Người sản xuất quần áo nói: “Quần áo tôi sản xuất có cho thêm formaldehyde, trị số PH, có thể phân giải thuốc nhuộm ra amin thơm gây ung thư; Tuy nhiên,formaldehyde lại có công dụng đối với hàng dệt, giúp vải khó bị co rút, không nhăn, không cần ủi, dễ giặt tẩy; trị số PH trong phạm vi nhất định thì sẽ không ảnh hưởng đến làn da; thuốc nhuộm phân giải ra amin thơm gây ung thư này có thể dùng để nhuộm màu, in màu lên vải”.

Nồng độ thuốc nhuộm vượt mức cho phép có thể dễ dàng chuyển hóa thành “amin thơm” gây ung thư.

Thế nhưng, formaldehyde lại có phản ứng mãnh liệt với cơ thể, nó dễ gây viêm da và viêm đường hô hấp. Trị số PH có tính axit mạnh hoặc tính kiềm yếu đều dễ gây kích thích da và dị ứng; thuốc nhuộm có thể phân giải ra hơn 20 loại amin thơm gây ung thư.

Cho nên, quần áo có vấn đề do tôi làm ra tôi không dám mặc, tôi bán cho người khác. Tôi chỉ mặc trang phục đạt chuẩn an toàn quốc gia.

Vấn đề quần áo mặc dù chỉ là thứ mặc trên người, không phải là thứ cho vào miệng để ăn, nhưng lại cũng có thể gây bệnh, gây ung thư. Quần áo có hại như vậy, ai đang mặc trên người đây? Nông dân, người chế biến thực phẩm, bác sĩ hay nhân viên… Đều có thể đang mặc đấy.

Ở, đi lại

Hình kinh hoàng về vụ sập cầu Vũ Di Sơn (Trung Quốc).

Nhà thầu xây dựng: Khi nhận công trình, một phần tiền thì dùng để đút lót, một phần là lợi nhuận, phần còn lại là tiền xây dựng, thế nên việc bớt xén nguyên vật liêu là không thể tránh được. Thế nên, cầu sập, nhà đổ, đường nứt gãy.

Nhà thầu nói: “Tôi muốn xây một cái nhà kiên cố thực sự cho mình ở, tôi không đi qua cầu tôi xây, tôi không đi trên đường tôi làm. Tôi bán những công trình bã đậu (kém chất lượng) cho người khác”.

Những căn nhà này ai đang ở? Đường này ai đang đi? Cầu này ai đang qua? Nông dân, nhân viên, bác sĩ, người chế biến thực phẩm… đều có thể đang đi đấy thôi.

Cây cầu mới xây Dương Minh Than, ở Cáp Nhĩ Tân đã bị sập làm 3 người thiệt mạng và 5 người bị thương.
Một đoạn cầu Trân Châu ở Quảng Đông đã sập xuống sau khi bị một con tàu húc phải khiến 8 người thiệt mạng.

Y tế

Bác sĩ nói: “Lạm dụng truyền dịch sẽ làm giảm sức miễn dịch của cơ thể, tổn thương các bộ phận như gan, thận… làm mất cân đối tình trạng vi khuẩn, có thể tạo nên những phản ứng không tốt cho thân thể.

Sử dụng quá nhiều kháng sinh làm gia tăng hiểm họa gây bệnh, gây ung thư, phá hư cơ quan đường ruột, tăng cường vi sinh vật kháng thuốc và sinh ra nhiều phản ứng rất nhạy cảm.

Có một số loại thuốc đắt tiền nhưng kỳ thực hiệu quả chữa trị cũng bình thường.

Có một số kiểm tra có thể không cần thiết.

Chỉ vì muốn kiếm được nhiều tiền, tôi mới lạm dụng việc truyền dịch cho người bệnh, sử dụng chất kháng sinh, thuốc đắt tiền, tiến hành kiểm tra tổng quát không cần thiết. Thế nhưng, chính tôi lại không truyền dịch, không sử dụng chất kháng sinh, thuốc đắt tiền, hay kiểm tra tổng quát không cần thiết, tôi chỉ kê mấy thứ này cho người bệnh mà thôi”.

Như vậy ai là người đang bị bác sĩ thao túng đây? Nông dân, nhà thầu, người chế biến thực phẩm… không phải họ thì là ai?

Cái vòng luẩn quẩn làm hại lẫn nhau đã được hình thành; mỗi người, vô luận là ngành nghề gì, địa vị cao hay thấp, lớn hay nhỏ, đều không thể tránh khỏi cái vòng luẩn quẩn làm hại lẫn nhau này. Không ai chạy thoát được.

Theo NTDTV