Theo Sputnik, báo giới phương Tây đã “đánh chiếm” mạng xã hội bằng các luận điệu chống Nga, nhân việc phe đối lập Nga công bố báo cáo về “sự hiện diện của lính Nga ở Ukraine”.
Ukraine – Nga – Mỹ – Châu Âu: Những diễn biến bất ngờ
Bản báo cáo của Nemtsov về sự can thiệp của Nga ở Ukraine được công bố trong thời điểm “cạn kiệt ý tưởng để chứng minh “sự hiện diện của lính Nga” ở Ukraine” – theo hãng tin Nga Sputnik. Còn báo giới phương Tây đã nhân cơ hội này để “đánh chiếm” mạng xã hội bằng các luận điệu chống Nga, tố cáo Putin. Một “cơn bão” Hãng tin Nga Sputnik khẳng định, những thông tin trong bản báo cáo về “sự can thiệp của Nga ở Ukraine” thực sự không có gì mới hơn so với các cáo buộc trước đây từ phương Tây mà Nga luôn phủ nhận. Tài liệu này được cho là do chính trị gia đối lập Nemtsov soạn thảo trước khi bị sát hại hồi tháng Hai vừa qua ở Moscow. Cuối cùng, một nhóm các phóng viên, nhà kinh tế và chính trị gia đối lập phản đối Putin đã cùng chung tay hoàn thành nó. Hashtag là một từ, hoặc một chuỗi các kí tự được viết liên tiếp nhau, được đặt sau dấu #, nhằm đánh dấu một vấn đề nào đó trên mạng xã hội. Nó được sử dụng để nhóm các thông tin về cùng một vấn đề/chủ đề nào đó lại với nhau, khiến người sử dụng có thể dễ dàng theo dõi và thảo luận. Hãng tin Nga phát hiện, thời điểm bản báo cáo được công bố trùng với thời điểm một số tài khoản trên mạng xã hội Twitter bất ngờ “nổi lên”, giới thiệu bản báo cáo này và làm “tắc ngẽn” Twitter với hashtag #PutinAtWar (tạm dịch: Putin trong cuộc chiến tranh). Trong số đó, có những tài khoản ở các địa chỉ @DamonMacWilson, @ElliotHiggins and @Newcaster_EN. Sputnik cáo buộc, những người đó đã tỏ ra quan tâm quá mức với vấn đề này và cố gắng thổi phồng bản báo cáo. Điều thú vị là, tài khoản @Newcaster_EN đã gần như không hoạt động. Dòng chia sẻ cuối cùng của tài khoản này xuất hiện từ ngày 1/3 trước khi “ồ ạt” đăng tải các dòng chia sẻ về báo cáo mới này. Tài khoản Twitter @Newcaster_EN đăng tải thông tin về bản báo cáo. Trong khi đó, tài khoản @ElliotHiggins vẫn đang hoạt động, song gần như không có thông tin nào về đông Ukraine, mà thay vào đó là tập trung vào các vấn đề bầu cử ở Anh, các hoạt động của IS ở Syria và tình trạng vi phạm quyền con người ở Trung Đông. Hãng tin Nga
sputnik News
Hashtag #PutinAtWar đã xuất hiện 1.500 lần chỉ trong chưa đầy 24 tiếng.
“Chủ nhân” của #PutinAtWar Theo Sputnik, Hội đồng Đại Tây Dương, một nhóm các chuyên gia Mỹ hoạt động trong lĩnh vực quan hệ quốc tế đã tuyên bố là người đầu tiên dịch bản báo cáo đó sang tiếng Anh, dự kiến công bố chính thức ở Mỹ ngày 28/5. Chính hội đồng này cũng công khai khuyến khích mọi người chia sẻ hastag #PutinAtWar. Twitter của Hội đồng Đại Tây Dương “quảng cáo” sẽ cung cấp bản dịch bằng tiếng Anh bản báo cáo chấn động này. Thông tin này sau đó cũng được một tài khoản Twitter chia sẻ. Báo Nga tiết lộ, Hội đồng Đại Tây Dương có mối quan hệ thân thiết với Bộ Ngoại giao Mỹ. Ban điều hành hiện tại của Hội đồng này bao gồm các cựu quan chức cấp cao Mỹ như Henry Kissinger, Madeleine Albright, Robert Gates, Colin Powell và Condoleezza Rice. Trong khi đó, chủ tịch hiện tại của tổ chức này là Jon M. Huntsman, từng là Đại sứ Mỹ ở Singapore và Trung Quốc. Sputnik nhận định, với một ban điều hành như vậy, khó có thể tưởng tượng rằng nhóm cố vấn này không có một số chương trình nghị sự nhất định, đặc biệt là về Nga. Cụ thể hơn, trong thời điểm mà cuộc chiến tranh thông tin giữa Nga với Phương Tây còn có nhiều khả năng xảy ra hơn là những cuộc đối đầu quân sự trên thực tế, thì rõ ràng là Hội đồng Đại Tây Dương đã đứng sau việc tạo ra hashtag #PutinAtWar này. Và, hội đồng này cũng nắm rõ cách vận hành của bộ máy tryền thông xã hội để thực hiện hoạt động chống Nga. Bản báo cáo chấn động 65 trang được đề cập ở trên, theo hãng tin Reuters, do phe đối lập Nga công bố ngày 12/5. Tài liệu này cáo buộc Kremlin đã chi hơn 1 tỉ USD để hỗ trợ ly khai, đồng thời chi cho mỗi gia đình trong số 220 binh sĩ “thiệt mạng ở Ukraine” một khoản tiền 3 triệu rúp, với điều kiện họ không công khai về cái chết của thân nhân mình. Song, cho tới nay, theo báo cáo trên, các gia đình này vẫn chưa nhận được bồi thường. Đảng RPR-Parnas tuyên bố đây chính là bằng chứng cho thấy sự hiện diện của quân đội Nga tại miền Đông. Trong khi đó, Nga vẫn luôn bác bỏ những cáo buộc như thế này. Hồi năm ngoái, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich đã xác nhận có người Nga chiến đấu ở miền Đông Ukraine, song đó là lính tình nguyện, “bởi họ không thể làm ngơ trước những sự kiện xảy ra ở Donetsk và Lugansk”. BBC: Bộ trưởng QP bị bắn đúng ngày Kim Jong Un hủy chuyến đi Nga |
Theo Sohanews