Gần đây, một video do hãng truyền thông BBC của Anh công bố đã ghi lại được cảnh xác chết người nhiễm Covid-19 được chất thành đống ở Iran. Tương tự như Trung Quốc, chính quyền Iran cũng đang cố gắng che đậy những tác động bi thảm của dịch virus corona chủng mới.
Ngày 3/3, BBC đã công bố một video rò rỉ được quay lén cho thấy nhiều thi thể được gói kín trong bao và chất đống ở thành phố Qom, Iran. Những thi thể này được cho là nạn nhân của dịch bệnh Covid-19 đang lây lan ngoài tầm kiểm soát ở Iran. Theo một số báo cáo, Qom dường như là nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên, đây cũng là một địa điểm hành hương nổi tiếng của các tín đồ Shia.
Joyce Karam, phóng viên của tờ báo Al-Hayat có trụ sở tại Trung Đông, đã bình luận về video mới công bố: “Nếu các thi thể được xác nhận tử vong do virus corona theo đúng như video tuyên bố, thì số người chết chắc chắn sẽ cao hơn so với công bố của chính phủ (77 người [vào thời điểm ngày 3/3])”.
Video do BBC công bố tiết lộ hình ảnh hàng loạt thi thể người chết do dịch Covid-19 ở Iran
Horrific thread of BBC obtained Videos from #Iran shows bagged bodies in Qom from moment of death till burial.
If these are confirmed to be from Corona as videos claim, death toll is higher than Gov. claims (77): pic.twitter.com/vxmTren3Lt
— Joyce Karam (@Joyce_Karam) March 3, 2020
Tính đến hôm 3/3, Iran báo cáo 77 trường hợp tử vong vì bệnh COVID-19 và 2.336 trường hợp xác nhận nhiễm bệnh.
Theo hãng tin NPR có trụ sở ở Mỹ, bất kể số người chết thực sự có phải là do virus hay không – thì số thi thể chất đống cũng cho thấy những rắc rối mới của chính quyền Iran bên cạnh tình trạng bất ổn và các vấn đề xã hội khác. Nhiều vấn đề trong số đó có liên quan chặt chẽ tới sắc lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với nước này.
Người Iran tự hào về khả năng vượt qua khó khăn. Nhưng trong chuyến thăm gần đây của NPR tới Tehran, rõ ràng người dân đang rất lo ngại về phản ứng của chính phủ đối với virus corona chủng mới. Dịch bệnh Covid-19 do virus corona lại xảy ra đúng vào thời điểm kinh tế Iran đang chao đảo khi Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với nước này. Theo ước tính, tăng trưởng kinh tế Iran đã giảm khoảng 9,5% vào năm ngoái.
Các chuyên gia y tế công cộng cho biết Iran đang kéo dài tình trạng mất kiểm soát
Theo Business Insider, tính đến ngày 3/3, có đến 8% thành viên Quốc hội Iran, tương đương 23 trong số 290 người đã nhiễm dịch Covid-19. Và mỗi khi có một thành viên Quốc hội mới dương tính với Covid-19, đất nước này dường như càng trở nên hỗn loạn hơn. Điều đó cho thấy các nhà lãnh đạo chính quyền nước này dường như không có đủ năng lực xử lý tình huống khẩn cấp.
Người dân Iran phàn nàn rằng không có cửa hàng nào chịu cung cấp khẩu trang, găng tay hoặc chất khử trùng. Ngoài ra, họ có vẻ rất nghi ngờ về những tuyên bố chính thức của chính phủ rằng mọi thứ “đã được kiểm soát”, trong khi những điều họ chứng kiến lại không như vậy.
Chẳng hạn, chính phủ đe dọa sẽ tử hình người dân nếu họ tích trữ nguyên liệu hoặc trang thiết bị cần thiết. Tuy nhiên đối với một quan chức chính phủ, việc tích trữ những thứ đó lại hoàn toàn bình thường.
Hiện, Iran đã tạm thả 54.000 tù nhân để ngăn chặn bệnh dịch lây lan. Và giống như ở Trung Quốc, người dân Iran cũng đang tự cách ly, nghĩa là có khả năng công việc ở nước này sẽ bị ngưng trệ, năng suất giảm, cộng thêm sự suy thoái ở các hoạt động khác chắc chắn sẽ phá vỡ nền kinh tế đang rệu rã của Iran do tình trạng tham nhũng và yếu kém trong quản lý.
Thêm vào đó, chính quyền Trump đã tuyên bố sẽ chấm dứt việc du lịch đến Iran trong thời gian này, điều đó cũng bao gồm việc cấm bất cứ công dân nước ngoài nào từng tới Iran trong 2 tuần qua đến Mỹ. Chính quyền Trump thông qua các kênh tài trợ cũng đã đề nghị giúp đỡ người Iran, nhưng họ dứt khoát từ chối.
Các chuyên gia y tế công cộng đã chỉ ra sự thiếu minh bạch liên quan đến cách xử lý dịch bệnh của các quan chức thuộc chính phủ Trung Quốc lẫn Iran. Business Insider lưu ý thêm rằng đó là một bài học đáng trách đối với các quốc gia khác, rằng họ có thể hứng chịu hậu quả của dịch bệnh nếu không biết ứng phó thế nào.
Trong một buổi phỏng vấn Business Insider hôm 1/3, Matthew Kavanagh, phó giáo sư về y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown cho biết: “Tại Trung Quốc và Iran, 2 nước đang phải trải qua đợt bùng phát dịch bệnh lớn, những hành động ngăn chặn và kiểm duyệt thông tin tự do đã khiến việc ứng phó sớm cho dịch bệnh bị hủy hoại”. Ngoài ra, còn làm hạn chế khả năng nhận thức của công chúng trước những gì đang xảy ra, cũng như hạn chế thiện ý của họ trong việc chia sẻ thông tin quan trọng với quan chức, điều này chỉ càng làm các vấn đề trầm trọng thêm.
Tiểu Phúc (Theo Natural News)