Trung Quốc một đất nước là nơi khởi nguồn của 2 tôn giáo lớn Đạo giáo, Nho giáo, cùng với tín ngưỡng dân gian vào Trời Đất, “thiện ác đều có báo ứng”, cũng là một nơi Phật giáo phát triển. Người ta tự hỏi tại sao ngày nay người dân Trung Quốc đang càng ngày càng hung bạo và tàn nhẫn.
Trong chỉ vỏn vẹn một tuần, ở Trung Quốc liên tục xảy ra các vụ trọng án làm rung chuyển đất nước hơn 1 tỷ dân này: Giết người ở trung tâm thương mại, nổ bom sân bay Bắc Kinh, chém người tại siêu thị, ném chết em bé 2 tuổi vì giành chỗ đậu xe, làm tổng cộng 9 người chết và 9 người bị thương.
Người dân Trung Quốc dường như đang ngày càng tàn nhẫn và hung bạo, thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề hơn là lí lẽ và đạo đức. Tình trạng an ninh xã hội tồi tệ đến mức trang mạng Sohu, một trong những trang tin lớn nhất Trung Quốc phải đặt ra câu hỏi đầy hoang mang: Vì sao người Trung Quốc ngày càng hung bạo hơn?
Đại Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976) đã cùng lúc tiêu diệt 3 tôn giáo lớn
Dân tộc Trung Quốc có một lịch sử 5000 nghìn năm văn hóa, qua lịch sử dài đằng đẵng ấy, rất nhiều triều đại đã hưng thịnh và suy vong, cùng nhiều câu chuyện ca ngợi đạo đức, hay nghĩa khí của những anh hùng như Quan Vân Trường trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, hay lên án Trụ Vương hoang dâm vô độ, giết hại trung thần và cuối cùng chết thảm. Qua những câu chuyện đó, văn hóa nhận thức về thiện và ác được hình thành và truyền lại cho đời sau… Nhà sư Huyền Trang đã mang kinh sách của Phật giáo đến Trung Quốc, truyền giảng về lòng từ bi, tính Thiện. Lão Tử sáng lập ra Đạo giáo nói về cuộc sống hài hòa với tự nhiên, và Đạo. Nho giáo của Khổng Tử nói về đạo lý “trung dung”, lễ nghĩa, và đạo đức xã hội cũng như trong gia đình, mối quan hệ vua tôi và vợ chồng.
Ngày nay đến Trung Quốc bạn vẫn có thể thấy bề ngoài hào nhoáng của các ngôi chùa, với dòng người lũ lượt ra vào tấp nập mua bán, cúng bái, viếng thăm. Cũng như các học viện Khổng Tử được mở ra ở nước ngoài được tài trợ bởi chính phủ Trung Quốc. Tuy thế, phần tinh hoa của những tôn giáo này đã bị phá hủy tại Trung Quốc; linh hồn chân chính của tôn giáo là niềm tin vào chân lý, và giá trị đạo đức của văn hóa đã bị phá hủy vào những năm 1966 – 1976 khi mà Cuộc Đại Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu. Người dân lớn tuổi ở Trung Quốc chỉ cần nhớ đến sự việc lúc đó thôi, cũng làm người ta sợ hãi. Mục đích của Cuộc Đại Cách mạng văn hóa là phá hủy các tín ngưỡng dân gian, và niềm tin vào Thần ở người dân, thông ba việc tiêu diệt cùng lúc các tôn giáo lớn là Phật Giáo, Đạo giáo, và Nho giáo. Tất cả những tinh anh của những tôn giáo này đều bị đấu tố, đàn áp, bắt bớ và giết hại. Thiên Chúa Giáo, và Hồi Giáo cũng không ngoại lệ, bị đàn áp thậm tệ vào thời gian đó. Người Hồi Giáo còn bị bắt ăn thịt lợn vốn là đều cấm kỵ trong tôn giáo này, …
Cuộc đàn áp Chân Thiện Nhẫn diễn ra vào năm 1999 đến nay là vấn đề lớn nhất ở Trung Quốc
Trở lại chủ đề hiện tại, tại sao ở Trung quốc một xã hội với nhiều vấn đề nổ ra, nơi mà đạo đức không còn, người ta sẵn sàng chém giết nhau như những việc xảy ra gần đây. Có thể nói rằng đây chỉ là phần nổi của một tảng băng trôi của xã hội Trung Quốc.
Quay lại lịch sử cách đây chục năm (năm 1992) , khi môn khí công tu luyện Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền bá ra công chúng lần đầu tiên ở Trường Xuân, Trung Quốc. Với hiệu quả chữa bệnh đáng kinh ngạc, và nguyên lý uyên thâm, các bài tập khí công nhẹ nhàng và các bài giảng về đạo đức, về nguyên lý Chân Thiện Nhẫn đã thu hút một số lượng lớn người dân Trung Quốc theo tập. Các khóa giảng được mở trên toàn quốc vào thời gian đầu, sau đó các nhóm tập miễn phí được mở tại các công viên. Chỉ trong mấy năm ngắn ngủi 1992 – 1999, ước tính khoảng 100 triệu người Trung Quốc đã theo tập Pháp Luân Công, và môn tập đã phát triển ở nước ngoài.
Tuy nhiên, đáng buồn thay, quỹ đạo xoay chuyển đột ngột vào tháng 7 năm 1999, khi Chủ tịch và Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc đương thời là Giang Trạch Dân phát động chiến dịch đàn áp nhằm nhổ tận gốc Pháp Luân Công ra khỏi Trung Quốc. Nhiều lời giải thích cho rằng ông ta lo sợ và ghen tỵ với Pháp Luân Công vì số lượng thành viên quá đông; và tự do tư tưởng trong người dân đang đi khỏi kiểm soát trong tầm tay của chính quyền kể từ Đại Cách Mạng Văn Hóa.
Chiến dịch đàn áp bắt đầu với chiến dịch tuyên truyền để kích động người dân Trung Quốc thù hận Pháp Luân Công, cho đó là mê tín và chính trị. Năm 1999, Tân Hoa Xã tuyên bố “Thực tế, cái gọi là nguyên tắc ‘Chân, Thiện và Nhẫn’ được giảng bởi ông Lý Hồng Chí (người sáng lập Pháp Luân Công) chẳng có gì chung với sự phát triển văn hóa và đạo đức xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang cố gắng đạt được”.
Giang Trạch Dân đã ra lệnh “bôi nhọ thanh danh, hủy hoại thể xác, vắt kiệt tài chính”. Hàng ngàn đài truyền hình, truyền thanh, báo chí ở Trung Quốc, dưới sự kiểm soát chặt chẽ đã liên tục báo cáo các bài viết nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công, trái ngược với trước 1999 họ hết lòng khen ngợi. Các trại lao động cưỡng bức, trại tạm giam, bệnh viện tâm thần, và các trại giam bí mật đã trở thành nơi giam giữ và tra tấn để chuyển hóa các học viên. Phòng 610 được thành lập, với quyền lực trên cả pháp luật. Và một “Vạn Lý Tường Lửa” đã ra đời nhằm kiểm duyệt Internet, ngăn người dân tìm kiếm thông tin để đối chiếu.
Vì Chân Thiện Nhẫn bị đàn áp tại Trung Quốc, cái ác đã trỗi dậy. Có thể nói từ sau Đại Cách Mạng Văn Hóa, Pháp Luân Công là điểm sáng chói lọi chỉ dẫn đạo đức cho người Trung Quốc, khi các tấm gương người tốt tiêu biểu lúc bấy giờ (trước 1999) trên truyền hình và đại chúng phần lớn là học viên Pháp Luân Công. Khi mà Chân Thiện Nhẫn bị cấm đoán, các học viên và cả người dân đã phải sống trong một môi trường đầy giả dối, tra tấn và phân biệt.
Quan chức tích cực tham gia vào việc tra tấn và giết hại học viên được thăng quan tiến chức. Người thân trong gia đình bị ép buộc phải quay lưng với nhau. Người dân được thưởng tiền nếu tố cáo hàng xóm láng giềng của mình. Sinh viên đại học bị đuổi học. Công ty bị cắt thưởng nếu có học viên làm việc. Công an buộc phải tra tấn, chuyến hóa học viên nếu không sẽ bị đuổi việc, v…v..
Mục đích của đàn áp đã để chuyển hóa các học viên ký cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công, phản bội các học viên khác bằng cách ép buộc họ khai ra bạn bè của mình, cam kết phỷ báng Pháp Luân Công và nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, cam kết phỷ báng Sư phụ của họ, bước qua ảnh của ông, v…v. … Nếu việc “chuyển hóa” thành công, họ còn bị ép buộc phải đi “chuyển hóa” các học viên kiên định khác. Việc này có thể nói l&agr
ave; chuyển hóa “lương tâm” thành “vô lương tâm”, thiện thành ác.
Hiện nay ở Trung Quốc, các học viên kiên định vẫn đang sử dụng các biện pháp hòa bình như phát tờ rơi, đĩa DVD băng rôn, phát triển các công cụ vượt tường lửa để đưa sự thật đến dân chúng ở Trung quốc.
Có thể nói nguyên nhân sâu xa của sự suy thoái đạo đức, xã hội tại Trung Quốc bắt đầu sự suy thoái đạo đức từ các cán bộ chính quyền dẫn đến người dân bị chèn ép. Và đã xảy ra những sự việc đáng tiếc trên. Và cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đàn áp Chân Thiện Nhẫn là nguyên nhân cốt lõi, và nan giải nhất của xã hội Trung Quốc hiện nay.
Phúc Long