Cứ vào đầu tháng 5 hàng năm, các khu phố của New York lại tràn ngập sắc vàng của những chiếc áo phông rực rỡ in dòng thông thông điệp về giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn. Và người dân New York lại có dịp thấy rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây, khoác trên mình chiếc áo vàng, nhẹ nhàng khoan thai tập các bài khí công.
Vâng! Họ chính là những học viên Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, một môn khí công tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Vào đúng ngày 13/5 27 năm về trước, Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu tiên giới thiệu Pháp Luân Công ra công chúng tại thành phố Trường Xuân quê hương ông, thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
Những nguyên lý đạo đức giản dị nhưng uyên thâm cùng các bài khí công thiền định nhẹ nhàng, chậm rãi của môn tu luyện đã giúp hàng ngàn người cải biến cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Nhiều căn bệnh nan y vô phương cứu chữa đã được chữa khỏi, nhiều người trước đây từng ăn cắp, làm điều xấu giờ đã thôi không làm nữa, bởi họ đã biết cái lý ‘không mất thì không được, được thì phải mất’. Có người còn đổ đi hàng tấn hàng kém chất lượng vì họ đã biết nghĩ cho người khác, nhiều tấm gương người tốt việc tốt đột nhiên xuất hiện, nhiều mảnh đời bất hạnh, không lối thoát đã tìm được ánh sáng hy vọng…
Một vị cán bộ chính phủ của trấn Nhân Giang sau khi biết chuyện gần 100 người trong ngôi làng trước đây vẫn luôn ăn trộm trái cây của ủy ban mang ra chợ bán, nhờ học Pháp Luân Công mà không ăn trộm nữa đã cảm động sâu sắc nói:
“Pháp Luân Công của mọi người thật sự là quá tốt, đã khởi được tác dụng mà pháp luật không thể, tôi cũng phải mua một cuốn sách của mọi người để xem thử”.
Những câu chuyện về lòng tốt và khỏi bệnh thần kỳ cứ thế được lan truyền. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, hơn 100 triệu người dân đã bước vào tập luyện, tu dưỡng tâm tính và có được cuộc sống khỏe mạnh, an hòa.
Ngày nay, Pháp Luân Công đã vượt ra khỏi ranh giới văn hóa và quốc gia để mang lại sức khỏe, sự an lạc cả về thể chất và nội tâm cho hàng triệu người tại hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới.
Từ năm 2000, cứ vào ngày 13/5 hàng năm, các học viên Pháp Luân Công khắp nơi tại tề tựu cùng nhau để chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Họ muốn bày tỏ lòng cảm ân đối với Đại sư Lý Hồng Chí và những điều tốt lành mà môn tu luyện cổ xưa này đã mang lại cho cuộc sống.
Ngoài các buổi lễ kỷ niệm hàng năm, trong tháng này, hàng ngàn người tu luyện Pháp Luân Công cũng đổ về thành phố New York để tham dự một sự kiện kéo dài 3 ngày. Họ sẽ tham gia một cuộc diễn hành hoành tráng và cùng nhau giao lưu chia sẻ về kinh nghiệm tu luyện.
Bác sĩ Tri Viễn Vương là một học viên thụ ích từ môn tu luyện này. Năm 1983, ông được chẩn đoán mắc chứng loạn dưỡng cơ. Đó là căn bệnh khiến mô cơ kém phát triển. Đông y và Tây y đều chưa tìm ra cách chữa trị căn bệnh này. Năm 1998, bạn của ông Vương viết thư cho ông, nói rằng Pháp Luân Đại Pháp có thể giúp con người cải thiện đạo đức và sức khỏe. Nghe vậy, ông cũng bắt đầu tập các bài công pháp. Và chỉ trong vòng 3 tháng, ông đã hoàn toàn bình phục.
Cựu người mẫu Pia-Maria Norris người Mỹ chẳng muốn giấu những điều tốt đẹp cho riêng mình. Cô đã chia sẻ trong video giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp được đăng trên YouTube rằng, trước kia cô ấy luôn tìm kiếm hạnh phúc ở những thứ phù phiếm bên ngoài. Song từ khi cô tập Pháp Luân Đại Pháp, cô cảm nhận được sự bình an nội tâm bất kể thế giới xung quanh có xảy ra biến động gì đi chăng nữa.
Với Norris, cảm giác an tâm và bình hòa này là điều trước đây cô chưa bao giờ cảm nhận được.
Bất chấp những lợi ích đáng kinh ngạc mà Pháp Luân Đại Pháp mang lại cho hàng chục triệu người dân Trung Quốc, vào ngày 20/7/1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ – Giang Trạch Dân đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội, cảnh sát để phát động chiến dịch “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công “trong 3 tháng” chỉ vì ông ấy đố kỵ với sự nổi tiếng của môn này.
Kể từ đó, cuộc đàn áp đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng, vô số người lương thiện bị bắt bớ, tra tấn, hàng triệu gia đình rơi vào cảnh ly biệt, tan vỡ.
Theo trang Minh Huệ Net, khi Giang Trạch Dân đến thăm châu Âu vài năm trước, hầu như tại mỗi điểm dừng chân trên hành trình, ông ta đều thấy các học viên Pháp Luân Công mặc áo phông vàng hoặc giương biểu ngữ màu vàng ghi dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”.
“Ông Giang sợ màu vàng. Màu vàng cũng là màu của sự cảnh báo, nó thường được dùng để thu hút sự chú ý”, nhạc sĩ Anders Eriksson, cũng là một học viên Pháp Luân Công, cho biết.
“ĐCSTQ đã cố tìm cách dập tắt môn tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Chiến dịch tàn bạo của họ nhằm tiêu diệt môn tu luyện này là một trong những những tội ác lớn nhất trong 2 thập kỷ qua. ĐCSTQ sẽ phải lĩnh trách nhiệm cho những tội ác này”, Nghị sĩ Christopher Smith nói lên quan điểm của mình trong lá thư gửi tới buổi mít-tinh ở Washington DC năm 2017.
Ám chỉ đến cuộc đàn áp nghiêm trọng vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc 20 năm qua, ông nói thêm: “Loại chính phủ nào lại có thể tra tấn, giết người, và giam cầm những con người ôn hoà đang tìm kiếm sự giác ngộ thông qua thiền định và cải biến bản thể cơ chứ?”.
Màu vàng là màu sang trọng và quyền quý. Trong văn hóa Trung Hoa và các nước lân cận, màu vàng cũng rất được xem trọng. Văn minh 5000 năm Trung Quốc là bắt nguồn từ Cao nguyên Hoàng Thổ, con cháu dòng dõi của Tam Hoàng Ngũ Đế cũng mang màu da vàng. Theo văn hóa Trung Quốc cổ, màu vàng tượng trưng cho yếu tố Thổ trong ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo học thuyết Ngũ hành, Thổ khắc Thủy, và Thổ có màu vàng nên màu vàng rất phổ biến trong thời nhà Hán. Màu vàng cũng được coi là màu rất quý tộc nên được sử dụng cho quần áo hoàng đế.
Hồng Liên (Theo Epoch Times)