Tinh Hoa

Vì sao ễnh ương xuất hiện nhiều bất thường ở Tây Ninh?

(iHay) Không ít người hoang mang trước tin đồn sắp xảy ra động đất khi có nhiều ễnh ương xuất hiện bất thường ở Tây Ninh.

Các loài cóc, nhái, ễnh ương đổ ra ngoài kiếm ăn
Có mặt tại chi nhánh nông trường Biên Hòa – Thành Long (thuộc Công ty cổ phần đường Biên Hòa), nơi xuất hiện tin đồn sau khi có hiện tượng ễnh ương xuất hiện dày đặc, ngày 1.8, phóng viên Thanh Niên Online nhìn thấy rất nhiều ễnh ương, cóc, nhái nhỏ bằng đầu ngón tay bò khắp nơi trong khu vực nông trường. Ông Nguyễn Trọng Hòa, giám đốc chi nhánh nông trường, khẳng định việc xuất hiện ễnh ương nhiều như vậy là do đơn vị này gây nuôi để bảo vệ mía.
Do những ngày qua bước vào mùa mưa nên loài này sinh sản mạnh. Bản thân tôi vừa bất ngờ, vừa vui vì chúng có thể sinh sản nhiều đến như vậy
Ông Nguyễn Trọng Hòa
Ông Hòa lý giải, khoảng 6 tháng trước, do nông trường xuất hiện dịch sâu đục thân hại mía, ông quyết định mua hơn 60 kg cóc, nhái, ễnh ương rồi thả vào khu vực nông trường mía rộng hơn 1.000 ha.
Song song đó, nông trường cũng phối hợp đồn biên phòng tuyên truyền người dân không bắt nhái, ếch, chim trong khu vực nông trường để bảo vệ mùa đồng. Đồng thời, ông Hòa cho nhân viên cắm nhiểu biển thông báo cấm bắt các loại trên.
Nói về thông tin đồn sắp xảy ra , ông Hòa cười xòa: “Nếu loài này xuất hiện nhiều trong khu vực nông trường chúng tôi thì chắc chắn mùa sau chúng tôi nhẹ thở, khỏi lo sâu bệnh. Nếu bà con nông dân nắm được quy luật về con thiên địch thì bà con cũng sẽ giữ chúng để bảo vệ mùa màng thôi”.
Trước đó, việc ễnh ương xuất hiện nhiều bất thường ở Tây Ninh đã được dân mạng lan truyền trên Facebook, kèm theo đó là những đồn đoán mang tính suy diễn sắp có động đất xảy ra, khiến không ít người hoang mang.
Một số hình ảnh PV ghi nhận tại nông trường mía:
Các loài cóc, nhái, ễnh ương đổ ra ngoài kiếm ăn
Loài này mới sinh sản, chỉ to bằng ngón tay út
Ông Nguyễn Trọng Hòa, Giám đốc Chi nhánh nông trường chụp ảnh số sinh vật nhỏ do mình gây nuôi sinh ra
Trong khu vực nông trường gắn bảng thông báo cấm bắt các loài để bảo về mùa mía là nguyên nhân khiến loài này có điều kiện phát triển mạnh.

Tin, ảnh: Giang Phương

Theo Thanh Niên – iHay