Trong các gia đình ngày nay, cha mẹ đều đi làm nên thường dành ít thời gian cho con cái hơn. Tuy nhiên, việc cha mẹ xa rời con trẻ như vậy đang gây hại cho chúng về nhiều mặt.
Hiệu ứng tâm lý và sinh học
Người ta quan sát thấy trẻ em được yêu thương sẽ phát triển nên người một cách bình yên, còn thiếu vắng tình thương và dạy dỗ của cha mẹ, chúng thường mắc các vấn đề tâm lý sâu sắc trong quá trình trưởng thành.
Nghiên cứu công bố năm 2013 của Đại học California tại Los Angeles nêu bật lên một vấn đề:
“Nếu trẻ thiếu sự chăm sóc của cha mẹ hoặc có tuổi thơ bị ngược đãi có thể khiến chúng cảm thấy áp lực trong thời kỳ trưởng thành và cũng dễ bị mắc nhiều bệnh tật”.
Teresa Seeman, tác giả có thâm niên tham gia nghiên cứu này, phát biểu: “Nếu chúng ta chỉ nhìn vào các thông số sinh học như huyết áp hay cholesterol, chúng ta có thể bỏ lỡ sự thật rằng những trải nghiệm thời thơ ấu có liên quan đến bộ chỉ số nguy cơ sinh học còn rộng hơn – cho thấy nhiều rủi ro về sức khỏe, có thể là hệ quả từ thời thơ ấu bất hạnh phải vật lộn nhiều”.
Một nghiên cứu dài hạn khác công bố năm 2010 đã quan sát 500 người từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: “Những người nhận được tình thương yêu trìu mến của mẹ thời thơ ấu nhiều khả năng lớn lên sẽ trở thành người hạnh phúc. Họ cũng ít lo lắng và căng thẳng về cuộc sống”.
Những cái ôm ấm áp của mẹ
Khoa học luôn nhận thức được rằng việc tiếp xúc thân thể giữa trẻ sơ sinh và mẹ rất cần thiết để trẻ có thể triển tâm lý đúng cách. Nghiên cứu nhắm đến những trẻ phải rời xa vòng tay mẹ đã phát hiện các em có nồng độ hóc-môn căng thẳng cao hơn nhiều so với những trẻ sống cùng cha mẹ.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Scientific American, giáo sư tâm lý học Ann Bigelow nói rằng, việc tiếp xúc thân thể giữa các bà mẹ và trẻ sơ sinh “giúp trẻ bình tĩnh: chúng ít khóc hơn và ngủ ngon hơn. Một số nghiên cứu cho thấy não bộ của chúng có điều kiện thuận lợi để phát triển hơn – có lẽ vì chúng bình tĩnh và ngủ ngon hơn”.
Thật không may, bây giờ các bà mẹ và trẻ sơ sinh ít tiếp xúc thân mật hơn trước kia, chủ yếu do hiện trang phụ nữ phải dành nhiều thời gian công tác ngoài xã hội. Và phần thua thiệt chính là dành cho con em chúng ta.
Tầm quan trọng của người cha
Kỷ nguyên hiện đại đã mang đến một bi kịch gia đình. Đó là nhiều trẻ lớn lên mà không có sự hiện diện của người cha, phần lớn xảy ra khi tòa xử ly dị và chỉ trao quyền nuôi con cho người mẹ. Khi trẻ lớn lên mà không có mẫu hình nam tính để noi theo, nhiều khả năng chúng sẽ phạm tội và nhúng tay vào các hoạt động phi pháp, đặc biệt đáng lo ngại ở các bé trai.
Trên thực tế, trẻ em lớn lên mà không có cha có khả năng bị bỏ tù trước tuổi 30 cao gấp 3 lần những đứa trẻ khác. Những trẻ như vậy cũng có tỷ lệ bị bắt giữ cao nhất ở Mỹ. Phát hiện này không có gì mới. Có những nghiên cứu từ rất lâu như nghiên cứu vào năm 1829 do các quan chức tại nhà tù tiểu bang Auburn, New York thực hiện, phát hiện nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phạm tội chính là gia đình tan rã.
Người cha sẽ khiến con trẻ e sợ và kính trọng từ khi còn nhỏ. Sợ và kính trọng cha khiến trẻ không dám mạo hiểm tham gia vào các hành vi tội phạm. Đã đến lúc xã hội hiện đại cần hiểu được điều hiển nhiên này và nên đề cao tầm quan trọng của gia đình như thời xưa.
Bảo San, theo Vision Times