Người Do Thái ước chừng có khoảng 16 triệu người, chiếm 0.3% dân số thế giới, nhưng lại giữ đến 22% trên tổng số giải Nobel từng được trao tặng, tính cho đến nay.
Nguyên nhân tỷ lệ trên cao như vậy là vì trẻ con của dân tộc Do Thái từ nhỏ đã được giáo dục trong mô hình rất tinh tế và độc đáo.
1. Sách vở ngọt như mật
Trẻ khoảng từ 3-5 tuổi, khi lần đầu tiên tiếp xúc với sách vở, những bà mẹ người Do Thái sẽ nhỏ mật ông lên mỗi trang sách, và bảo con mình thè lưỡi ra nếm, làm cho trẻ mặc dầu không biết chữ là gì, nhưng vô thức hình thành nên một quan niệm “sách là ngọt”.
Từ nhỏ đọc thuộc lòng các kinh điển cũng là một trong những phương pháp giáo dục truyền thống của họ. Người giàu nhất thế giới Bill Gates cũng là con cháu của người Do Thái, khi ông 7 tuổi đã học thuộc lòng 30.000 chữ trong “kinh thánh Matthew”. Thói quen của người Do Thái là đọc thuộc lòng những điều mà họ cho là quan trọng, họ coi não mình như một cái máy tính hoạt động với tốc độ cực cao, bất cứ lúc nào cũng xuất ra được những kiến thức cần thiết.
Sau khi trẻ nhỏ học tiểu học, trường học sẽ tổ chức rất nhiều các hoạt động để giúp cho trẻ cảm nhận được niềm vui đọc sách, trường học và gia đình hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra một bầu không khí học tập rất đậm đà, làm cho việc đọc sách trở thành thói quen hàng ngày giống như là ăn, ngủ, làm cho trẻ ham muốn học tập ngay từ lúc mới biết chữ.
2. Để cho trẻ đọc sách theo sở thích của mình
Trong sách cổ điển của người Do Thái “Talmud” viết rằng: “Làm việc mình yêu thích mới làm được tốt nhất”.
Tất cả những đứa trẻ đều háo hức khi lần đầu tiên học viết chữ, lần đầu tiên đọc sách, nhưng không được bao lâu, thì sẽ cảm thấy buồn tẻ, phiền chán, tại vì sao?
Bởi vì bất luận là học viết chữ hay là đọc sách, thì sau này người lớn sẽ dùng phương pháp cưỡng chế bắt trẻ học những loại sách họ muốn, thời gian học cố định, học những kiến thức trẻ có thể không thích. Người Do Thái thì hoàn toàn khác biết, họ nhóm lên trong trẻ “tâm nguyện” đọc sách, vì họ luôn ý thức được rằng, nếu dùng nghĩa vụ thì sẽ dập tắt đi ngọn lửa nhiệt huyết của trẻ.
3. Mang theo trí tò khi học tập
Học tập theo ý nguyện của mình là tự chủ nhất, mà phương thức quan trọng nhất của tự học tập là kích phát được trí tò mò. Người Do Thái thường để cho con cái tự do học tập, ví dụ như khi con họ không hiểu chữ nào đó, thì bố mẹ sẽ giả vờ như cái gì cũng không biết, chỉ để cuốn từ điển dày cộp ở đó cho trẻ tự tra.
Khi trẻ thông qua cố gắng của mình mà tìm ra đáp án, thì sẽ sinh ra cảm giác thành tựu mãnh liệt, tạo ra cho trẻ động lực và thói quen tìm tòi.
Mang theo dấu chấm hỏi để đọc sách, sẽ thúc đẩy trẻ suy nghĩ, khiến trẻ trẻ không ngừng hoài nghi, không ngừng học hỏi, giúp cho trẻ có chủ kiến về của riêng của mình với mọi kiến thức.
Người Do Thái thường đặt ra những câu hỏi để giáo dục trẻ, học yêu cầu trẻ em không được tiếp thu kiến thức một cách thụ động, càng không được bởi vì được viết trên sách mà luôn tiếp nhận. Bố mẹ gợi ý, sẽ dưỡng thành cho trẻ thói quen thích đặt câu hỏi.
Trong lớp học tiểu học của người Do Thái, học sinh nào mà không giơ tay lên hỏi sẽ là một điều khác thường, những bạn nhỏ luôn có hàng ngàn vạn câu hỏi chờ đợi được trả lời.
4, Lợi dụng tất cả những sự việc phát sinh ở chung quanh để giáo dục trẻ
Phụ huynh người Do Thái không sử phạt trẻ khi trẻ mắc lỗi, mà ngược lại dùng lỗi lầm đó để giáo dục trẻ.
Ví dụ như khi trẻ không cẩn thận làm vỡ một cái ly, bạn sẽ làm như thế nào?
Những bà mẹ người Do Thái nhất định sẽ hỏi lại con rằng, tại sao cái ly không bay lên trời, mà lại rơi xuống đất, đây chính là cơ hội tốt để giải thích về vạn vật hấp dẫn, vì thế bất kể thứ gì phát sinh ở chung quanh đều có thể là tài liệu để dạy con trẻ.
Người Do Thái rất coi trọng việc giáo dục tinh thần mạo hiểm của trẻ, họ sẽ lợi dụng những lần nói chuyện để kích thích lòng hiếu kỳ của trẻ, khiến trẻ phải suy nghĩ, phải đọc sách để tìm hiểu.
Ai cũng không thích sách vở lý luận khô cằn, nhưng khi những câu hỏi trong thực tế khiến người ta phải suy nghĩ, thì những lý luận này chính là dùng để giải thích cuộc sống, là công cụ có giá trị thực dụng, đọc sách như vậy, thì làm sao có thể buồn tẻ được.
5. Sử dụng những trò chơi để giúp trẻ học những triết lý
Các bà mẹ người Do Thái sử dụng những trò chơi, mà từ trò chơi đó trẻ có thể học được điều gì đó bổ ích.
Một bà mẹ người Do Thái và con của mình chơi trò chơi giải câu đố như thế này:
“Toàn bộ tài sản đã mất đi sau hỏa hoạn, cái may mắn còn sống sót là gì? Gợi ý: Vô hình, không màu, không vị”.
Đáp án là gì vậy? Chính là “kiến thức“.
“Con mắt của con người có phần màu trắng và phần màu đen, nhưng tại sao thông qua phần màu đen mới có thể nhìn thấy sự vật?“.
Đáp án là bởi vì cuộc đời phải qua u ám thì mới có thể nhìn thấy ánh Mặt trời.
Mặc dù chỉ là một đáp án rất ngắn, nhưng lại ẩn chứa trong đó những đạo lý sống và những kiến thức sâu xa.
Người Do Thái coi sách vở và tri thức như là sinh mệnh, và không bao giờ giam nhốt chúng trong những hoạt động nghiêm túc nhàm chán.
Đối với trẻ em, trò chơi và kiến thức là quan trọng như nhau, khi trẻ chơi trò chơi thì độ tập trung là cao nhất, cũng là lúc mà lúc não hoạt động mạnh nhất, như vậy, tại sao lại không chơi với trẻ?
Theo Secretchina