Tiến bộ mới trong việc nghiên cứu và phát triển “vắc-xin viêm phổi Vũ Hán” ở Trung Quốc và Nga đã thu hút nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, có chuyên gia chỉ ra rằng, vắc-xin do Trung Quốc và Nga phát triển đều có một vấn đề chung, đó là họ sử dụng một loại virus cảm cúm thông thường làm cơ sở.
Vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do công ty sinh vật CanSino Biologics của Trung Quốc nghiên cứu phát triển dựa trên việc thay đổi virus Adeno loại 5 (adenovirus type 5, Ad5) mà thành và đã được chính quyền Bắc Kinh phê duyệt vào tháng 6 để cung cấp cho quân đội sử dụng nội bộ, hơn nữa còn đang đàm phán với một số quốc gia để khẩn trương phê duyệt sử dụng trước khi hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn.
Vắc xin “Sputnik-V” được phát triển bởi Viện nghiên cứu Gamaleya, cơ quan y tế công cộng và phòng chống bệnh truyền nhiễm cao nhất của Nga cũng đã được chính quyền Moscow phê duyệt vào tháng 8 và trở thành loại vắc-xin viêm phổi Vũ Hán đầu tiên trên thế giới.
Tuy nhiên, theo tờ Reuters của Anh, điểm chung của hai loại vắc-xin này là chúng đều sử dụng virus Adeno loại 5 (Ad5) tái tổ hợp làm vật dẫn, điều này có thể không đủ để kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus viêm phổi Vũ Hán và nó càng có nhiều khả năng gia tăng lây nhiễm virus HIV dẫn tới AIDS.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, khoảng 40% dân số ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đã từng tiếp xúc với virus Ad5 và có lượng kháng thể Ad5 trong cơ thể cao; ở châu Phi, tỷ lệ người dân có kháng thể với virus Ad5 cao tới 80%.
Anna Durbin, giáo sư tại Trường Y tế Công cộng tại Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ, cho biết: “Tôi cảm thấy lo lắng về Ad5 vì rất nhiều người đã được chủng ngừa … Có thể hiệu lực của vắc-xin sẽ không đạt tới 70%, cũng có thể chỉ là 40%”.
Báo cáo chỉ ra rằng, các nhà nghiên cứu đã sử dụng “Ad5” để phát triển một loại vắc-xin trong nhiều năm, nhưng nó không được sử dụng rộng rãi. Bởi vì trên lý thuyết, loại thí nghiệm này sử dụng virus vô hại làm “vật dẫn” để vận chuyển gen virus vào tế bào thân thể người nhằm gây ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể người nhằm chống lại từng virus.
Nhưng vì rất nhiều người đã có kháng thể “Ad5” cho nên loại vắc-xin này ngược lại có thể khiến hệ thống miễn dịch của con người tấn công “vật dẫn” thay vì phản ứng với virus corona, từ đó làm giảm hiệu lực của vắc-xin.
Vào năm 2004, Merck & Co tại Hoa Kỳ đã thử nghiệm một loại vắc-xin HIV được làm bằng “Ad5” và phát hiện ra rằng những người có kháng thể “Ad5” dễ bị nhiễm HIV hơn sau khi tiêm chủng.
Năm 2015, Anthony Fauci, Giám đốc sở nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia (NIAID) từng chỉ ra rằng, tác dụng phụ này sẽ chỉ xảy ra ở vắc-xin HIV, nhưng tất cả các vắc-xin được sản xuất bằng “Ad5” đều được sử dụng trong thời gian tiêm chủng lâm sàng và sau khi tiêm chủng, cũng cần hợp tác giám sát liên quan đến việc lây nhiễm HIV.
Zhou Xing, giáo sư y học phân tử tại Đại học McMaster ở Canada đã làm việc với Cansino (một công ty vắc-xin của Trung Quốc) để phát triển loại vắc xin dựa trên Ad5 đầu tiên của công ty vào năm 2011, nghe nói rằng vật dẫn Ad5 liều cao trong vắc xin viêm phổi Vũ Hán của Cansino cũng có thể gây sốt, điều này đã khiến ngoại giới lo ngại.
Gia Hưng (Theo Secretchina)