UNICEF Việt Nam gần đây đã đưa ra các cuộc khảo sát ý kiến của cư dân mạng về vắc-xin COVID-19, đáng chú ý là đa số đều bày tỏ không ủng hộ việc tiêm phòng vì hiệu quả còn chưa rõ nhưng lại gây ra quá nhiều tác dụng phụ. Thậm chí một số người còn cho rằng đây là một sự “lừa đảo nhằm thu lợi nhuận”.
UNICEF Việt Nam là một trong 190 văn phòng của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và là một phần của hệ thống Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Gần đây ngày 25/11, fanpage UNICEF Viet Nam đã đăng tải một khảo sát về chủ đề đang nóng hiện nay: Vắc-xin COVID-19.
Bài đăng gồm bức ảnh có câu hỏi: “Bạn nghĩ gì về vắc-xin?”, kèm dòng status: “Tham gia cuộc khảo sát và cho chúng tôi biết ý kiến của bạn”.
Không lâu sau, bài đăng nhanh chóng thu hút hàng trăm lượt bình luận cùng chia sẻ của người dùng mạng. Và điều ngạc nhiên là trong khi chính phủ các nước đang không ngừng tiêm phủ vắc-xin cho người dân và quảng bá lợi ích của nó, thì phần lớn người bình luận lại phản đối, cho rằng vắc-xin COVID-19 không những không hiệu quả, mà còn gây ra quá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
“Vaccine không có tác dụng chính, mà còn gây một đống tác dụng phụ như: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, cục máu đông, sốc phản vệ nặng….”, tài khoản Vi Duong viết.
Điều đáng chú ý là một số người cho biết những bình luận không ủng hộ vắc-xin của họ sau đó đã bị xóa. Điều này khiến không ít cư dân mạng cho rằng khảo sát của UNICEF Việt Nam là không khách quan.
“Chúng ta comment không ủng hộ vắc-xin, thế là nó xóa comment mọi người ạ. Ôi tự do ư? Khảo sát ư?” – “Mình lưu hẳn link bài lần trước, comment xong và ít bữa sau kiểm tra lại thấy comment đã biến mất. Không riêng mình, nhiều người phàn nàn như vậy. Chán thật”, tài khoản Anh Hùng cho hay.
Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng vắc-xin Covid-19 chỉ là một sự “lừa đảo” nhằm thu lợi nhuận: “Một sự lừa đảo từ WHO, các công ty dược”; “Tôi cảm thấy những nhà sản xuất vắc-xin chỉ tạo ra lợi nhuận cho họ. Họ chưa đặt cái tâm vào sản xuất nên dù đã tiêm bao nhiêu mũi vẫn bị. Nếu có tâm thì sẽ nghiên cứu sàng lọc thật kỹ rồi mới đưa vào cơ thể con người”, tài khoản Vân Anê bình luận.
Dưới bài đăng, nhiều cư dân mạng còn kể lại hàng loạt biến chứng mình từng trải qua sau khi tiêm phòng:
Tài khoản Phạm Chi Chi viết: “Bơm 1 mũi 1/9 giờ thân thể yếu dần. Xương thì đau nhức. Đầu thì đau râm ran, tim thì khó thở nghẹn về đêm. Tay chân thì tê (đang ngủ giật mình dậy tay tê như bị đè)”.
“Quá nhiều triệu chứng khó chịu. Mình bị mệt rã rời mềm nhũn người 6 ngày, hiện tại bị chảy máu cam, bị nhịp tim tăng đột ngột sau tiêm đến giờ chưa hết và bị rất nhiều biến chứng khác gây khó chịu”, bạn Thoa Nguyễn cho hay.
“1/ Tiêm xong vẫn có người chết ; 2/ Tiêm mũi 1 – 2 bị ngứa ngáy trong người, càng gãi càng ngứa dù trước khi tiêm chưa biết ngứa là gì; 3/ Khi tiêm mũi 1 bị yếu sinh lí hẳn ra. (vaccine tiêm: Astra Zeneca)“, tài khoản Đinh Bá Trung viết.
“3 người thân của tôi đã đủ 2 mũi. Một người sụt 10kg + đầu đau mỗi sáng chịu ko nổi. Người thứ 2 đêm chỉ ngủ được 2 tiếng, ăn không biết ngon. Người thứ 3 đau ngực và có thể viêm cơ tim”, tài khoản Lĩnh Phạm cho hay.
Ngoài ra, một số người bày tỏ lo lắng vắc-xin Covid-19 có thể gây ra những biến chứng khác trong tương lai.
“Không có tác dụng. Không nên tiêm. Tiêm vào sau này bị đột biến gen hay gì đó thì không có ai chịu trách nhiệm”; “Nếu một thế hệ không sinh sản được thì các bạn nghĩ sao?”; “Rất lo so bị ảnh hưởng về sau”.
Một số người thậm chí thẳng thừng tuyên bố: “Nói không với vắc-xin”; “Vắc-xin là thuốc độc”; “Không tiêm”.
Bên cạnh những ý kiến phản đối vắc-xin cũng có một số người cho biết họ chỉ tiêm để được “tự do đi lại”. Chỉ một số ít bình luận ủng hộ việc tiêm phòng. “Vaccine tốt nhất là vaccine tiêm sớm nhất. Để phòng bệnh thì vaccine là vũ khí hàng đầu”, một người dùng bình luận.
Liên quan đến tác dụng phụ của vắc-xin COVID-19, tính đến ngày 12/11/2021, Hệ thống Báo cáo Sự cố Có hại của Vaccine (VAERS) đã ghi nhận hơn 18.000 ca tử vong và hơn 894.000 ca chịu tác dụng phụ do tiêm vắc-xin COVID-19 trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều ước tính cho thấy số liệu thực tế còn cao hơn rất nhiều lần. Một nghiên cứu của Đại học Harvard về VAERS năm 2009 kết luận chỉ có 1% trường hợp chịu tác dụng phụ của vắc-xin được báo cáo.
Tại Việt Nam mới đây nhất ngày 28/11, một nữ sinh lớp 9 ở Hà Nội đã tử vong sau 1 ngày tiêm vắc xin COVID-19 Comirnaty (Pfizer).
Trước đó vài ngày, 4 người trong hơn 60 người bị phản ứng sau tiêm vaccine Vero Cell tại Công ty Giày Kim Việt, Thanh Hóa cũng đã tử vong do sốc phản vệ.
Thùy Linh (t/h)