Ngày 1/7, vùng núi Trường Bạch tại Cát Lâm, Trung Quốc bỗng có tuyết lớn. Nếu ai từng đọc qua câu chuyện nỗi oan nàng Đậu Nga, thì đều biết rằng hiện tượng tuyết rơi giữa mùa hè nắng gắt chính là nói lên rằng thiên hạ có nỗi oan không được giải.
Ngày 1/7, khoảng 8 giờ sáng, trên núi Trường Bạch thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc bắt đầu có tuyết rơi. Hiện tượng này vô cùng dị thường, có cư dân mạng cho rằng giống như xuyên qua thời không, bởi mùa hè Trường Xuân vô cùng nóng nực. Quan sát hình ảnh do du khách đăng tải, người ta có thể thấy được rằng, tuyết rơi trên núi Trường Bạch không phải nhẹ, mặt đường một màu trắng xóa.
Theo những người địa phương, mùa hè trên núi Trường Bạch thường có tuyết đọng, nhưng tần suất tuyết rơi là cực kỳ nhỏ, thông thường sớm nhất cũng phải đợi đến cuối Tháng 8.
Tuyết rơi mùa hè là biểu thị nỗi oan khiên thấu trời
Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, mùa hè tuyết rơi là điềm biểu thị thiên hạ có nỗi oan to lớn và cực kỳ hiếm thấy.
Theo đó Án oan Đậu Nga trong vở kịch “Oan Đậu Nga” của Quan Hán Khanh nổi tiếng trong lịch sử. Câu chuyện kể rằng vùng Sở Châu, Giang Tô (nay là Hoài Nam) có một cô gái nghèo khổ tên Đậu Nga bị tham quan Đào Ngũ vu oan giá họa, định tội chết. Trước khi bị hành hình, Đậu Nga ngẩng đầu lên trời mà nguyện ba điều, một điều trong đó chính là trời giáng tuyết lớn. Lúc đó chính là tháng 6, tháng nóng nhất trong năm, sau khi Đậu Nga bị giết, trong nháy mắt trời đất tối tăm, tuyết bay đầy trời.
Nỗi oan này liệu rằng có liên quan đến pháp môn tu Phật đang bị bức hại tại Trung Quốc. Tuyết Tháng 7 rơi tại Cát Lâm khiến người ta nghĩ đến điều này bởi đây chính là nơi khai sinh của ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công. Đồng thời tại Trung Quốc hiện nay, Pháp Luân Công đang là môn tập gây được sự chú ý của đông đảo công chúng.
Pháp Luân Công cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được ông Lý Hồng Chí truyền ra từ năm 1992, là Đại Pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia.
Pháp Luân Công lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” để chỉ đạo tu luyện. Thực tiễn chứng minh Pháp Luân Đại Pháp có thể giúp chữa bệnh khỏe người, ổn định xã hội, đề cao tố chất thân thể và chuẩn mực đạo đức của con người, hết thảy đều là mang đến lợi ích.
Tuy nhiên, vì lòng đố kị, Giang Trạch Dân đã tiến hành vu khống Pháp Luân Công là tà giáo, sau đó triển khai chiến dịch đàn áp tàn khốc nhất hiện nay, trong đó mổ cắp nội tạng và sát hại học viên tại Trung Quốc.
7 năm trước khi bị vu khống và đàn áp, Pháp Luân Công tại Trung Quốc có hơn 100 triệu người theo tập và nhận được vô số bằng khen của các cấp chính quyền.
Tuy nhiên, trước những lời nói dối nhanh chóng lan truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Pháp môn này trở thành nỗi cừu hận trong lòng công chúng, khắp nơi đều lên tiếng phản đối Pháp Luân Công, dù môn tập này không gây ra bất cứ thiệt hại nào cho xã hội.
Chuyên viên nhân quyền Liên Hợp Quốc trong báo cáo ở Hội nghị Liên Hợp Quốc năm 2010 đã bào chữa cho Pháp Luân Công. Báo cáo chỉ ra rằng, Pháp Luân Công cũng như các đoàn thể tín ngưỡng yếu thế ở xã hội ở Trung Quốc thường bị bêu xấu, bị xã hội kì thị, thậm chí còn bị gán ghép là tổ chức có “âm mưu lật đổ chính quyền”. Đây hết thảy đều là cái cớ mà ĐCSTQ dùng để hợp thức hóa chiến dịch đàn áp, đồng thời thực hiện âm mưu củng cố quyền thế và lực lượng của phe cánh trong Đảng.
Thực tế, ảnh hưởng của Pháp Luân Công đối với xã hội hoàn toàn là chính diện, môn tập mang đến sự thăng hoa về đạo đức và tố chất tinh thần cho nhân loại. Việc Giang Trạch Dân tiến hành đàn áp môn tập này được cho là thiếu lý trí. Và hiện tại phe cánh của ông đã phải trả giá cho những sai lầm này.
“9 bài xã luận Cửu bình Cộng sản đảng” của thời báo Đại Kỷ Nguyên đã chỉ ra, nguyên tắc Chân Thiện Nhẫn của Pháp Luân Công hoàn toàn trái ngược với bản tính “giả ác đấu” của ĐCSTQ. Tồn tại bên cạnh Pháp Luân Công, ĐCSTQ trở thành tổ chức bộc lộ nhiều xấu xa, điều này khiến cho Giang Trạch Dân đố kỵ và lo sợ. Cũng chính vì thế mà ông Giang đã viện đến mọi chiêu bài từ thao túng truyền thông tung lời vu khống, đến dùng danh lợi để mua chuộc và khiến các quan chức phải hành ác.
Cuộc bức hại kéo dài hơn 16 năm, ĐCSTQ sử dụng ít nhất 1/4 ngân sách quốc gia và toàn bộ bộ máy nhà nước để tiến hành bức hại thân thể và chà đạo tinh thần đối với những học viên Pháp Luân Công kiên trì niềm tin vào “Chân – Thiện – Nhẫn”. ĐCSTQ thậm chí vì để kiếm lợi nhuận đã tiến hành mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công.
Vào đầu Tháng 7/2015, báo cáo mới nhất của các tổ chức điều tra bức hại Pháp Luân Công đã đưa ra kết luận kinh hoàng khi cho biết có hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ mổ sống cướp nội tạng.
Toàn quốc có ít nhất khoảng 6.000 người bị giam giữ phi pháp, số người bị cưỡng bức lao động phi pháp vượt quá 100 nghìn, hàng nghìn người bị đưa vào bệnh viện tâm thần, vô số học viên Pháp Luân Công bị bắt trói đến các lớp tẩy não để dày vò tinh thần, họ bị những nhân viên chấp pháp đánh đập tàn bạo, cướp bóc tài sản.
Trong cuộc đàn áp đẫm máu này, học viên Pháp Luân Công trước sau kiên trì thái độ bình hòa để phản đối.
Một học viên nữ tu luyên Pháp Luân Công trong bức thư gửi cho gia đình có nói: “Trong những tháng ngày bị nhốt, những người mà con đối diện không phải là cảnh sát thì là phạm nhân. Cảnh sát tức giận đập bàn, lớn tiếng hò hét không cho con ngủ. Các phạm nhân suốt ngày lớn tiếng nói lời cay độc, bắt con ngủ hai ngày ở nơi nóc nhà bị dột nước mưa khiến thân người ướt súng, nhưng con vẫn nhớ kỹ lời dạy của Sư phụ: ‘Người khác có thể đối xử không tốt với chúng ta, nhưng chúng ta không thể không đối xử tốt với người khác’”.
Một học giả đại lục bình luận rằng, trong thời đại mà đạo đức người Trung Quốc đang băng hoại toàn diện này, điều có thể khiến cho hàng trăm triệu người thay đổi tư tưởng triệt để, có thể tu tâm hướng thiện, có thể khiến hàng nghìn hàng vạn con người bình thường buông bỏ sống chết, kiên trì chân lý, mạo hiểm đến Thiên An môn thỉnh nguyện, đòi trả lại sự trong sạch cho Sư phụ, công tích vĩ đại như thế này, nhân loại chưa từng có.
Ông Lý Hồng Chí được đề cử giải Nobel hòa bình
Khác với cuộc bạo hành bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân, xã hội quốc tế bày tỏ lòng kính trọng vô hạn đối với ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp luân Công.
Tháng 12/2000, Mỹ quốc và Anh quốc với hơn 30 nghị viên và giáo sư đại học đã đề cử ông Lý Hồng Chí và các đệ tử của ông là ứng cử viện giải Nobel hòa bình năm 2001.
Tham gia đề cử gồm có nghị viên Quốc hội Mỹ và Anh quốc cùng giáo sư đại học đến từ Canada, châu Âu và Đài Loan.
Lý lẽ mà họ đưa ra có ba điểm:
1. Pháp lý mà ông Lý Hồng chí sáng tạo đã thúc đẩy hòa bình của nhân loại.
2. Học viên Pháp Luân Công trong khi chịu đựng cuộc bức hại tàn khốc của ĐCSTQ, đã dùng thái độ hòa bình phi thường để lên tiếng phản bức hại, theo đó thúc đẩy hòa bình cho nhân loại.
3. Ông Lý Hồng Chí và các học viên Pháp Luân Công đã trở thành nguồn động lực rất lớn cho việc thực hiện quyền cơ bản của đại lục.
Pháp Luân Công hiện đã được truyền khắp hơn 114 quốc gia và nhận được hơn hàng nghìn giải thưởng.
Làn sóng kiện Giang Trạch Dân cùng làn sóng thoái Đảng giải nỗi oan cho hơn 2 triệu mạng người
Hiện khắp nơi tại Trung Quốc, làn sóng hàng chục nghìn người bị bức hại đã làm đơn kiện Giang Trạch Dân ra tòa vì tội ác mà ông gây ra. Việc Giang Trạch Dân phải đối mặt trước tòa án vì tội ác diệt chủng của mình sẽ chính là cách giải oan cho Pháp Luân Công.
Theo đó, tổ chức hành ác do Giang từng đứng đầu cũng phải chịu trách nhiệm, khi tội ác và những xấu xa đang dần lộ rõ trước dân chúng, làn sóng thoái Đảng cũng ngày càng dân cao với con số hơn 210 triệu người. Khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, họ đã không thể lường trước đến hậu quả này.
Tiểu Thiện, dịch từ Epoch Times